Mới đây,Đừnglolắngvềpinđiệnthoạihãycứdùngthoảimáiđkết quả bóng đá vn hôm qua một người dùng Reddit có nickname là slinky317 đã đưa ra một lời khuyên khiến mọi người dùng Android phải giật mình suy nghĩ:
"Tôi phát hiện ra rằng cuộc sống của tôi vui vẻ hơn rất nhiều nếu tôi cứ nghĩ rằng thời lượng pin điện thoại mình cực tệ. Đang lái xe và còn 90% pin? Cắm sạc đi. Ở văn phòng? Cắm sạc ngay. Ra ngoài cả ngày dài hoặc đi chơi cả tối? Mang theo cục sạc dự phòng nhé".
Quả là một lời khuyên đơn giản mà mới đọc qua, đa phần mọi người sẽ cho rằng "hoàn toàn sai bét". Do đó, phóng viên Justin Potcủa How-To Geek đã cùng đồng nghiệp của mình tiến hành một cuộc nghiên cứu nhỏ. Kết luận được rút ra: đó thực ra là một lời khuyên hợp lý, và tất cả chúng ta đều nên làm theo. Hãy sạc điện thoại hoặc laptop bất kỳ khi nào có thể, bởi bạn chẳng làm hại chúng đâu, thậm chí bạn còn cho mình cơ hội tuyệt vời để tận hưởng ngày dài tràn đầy năng lượng (theo đúng nghĩa đen!). Dưới đây là những suy nghĩ của anh về việc này.
Nếu bạn nghĩ sạc pin suốt ngày là một ý tưởng không thể tệ hơn, cũng dễ hiểu thôi, vì tôi cũng từng như vậy. Và lý do khiến tôi nghĩ như bạn lúc này là bởi chuyện về "chu kỳ sạc". Tôi từng nghe vô số lần rằng mỗi lần cắm và rút thiết bị là một chu kỳ sạc, và một viên pin chỉ chịu được một con số chu kỳ sạc nhất định trước khi bị "chai".
Nhưng tôi đã nhầm ở một điểm quan trọng: một chu kỳ đầy đủ không phải là mỗi lần bạn cắm và rút thiết bị - đó là mỗi khi bạn dùng hết sạch viên pin. Tài liệu của Apple đã ghi rõ rằng: "Bạn có thể sử dụng 50% pin laptop trong một ngày, sau đó sạc nó đầy trở lại. Nếu bạn làm điều tương tự vào ngày hôm sau, đó sẽ được tính là một chu kỳ sạc, không phải là hai. Theo cách tính này, có thể phải mất nhiều ngày mới hoàn thành một chu kỳ sạc".
Điều này có nghĩa là cắm sạc điện thoại khi nó ở 95% pin không được tính là một chu kỳ sạc, mà chỉ là 5% của một chu kỳ mà thôi. Do đó lần tiếp theo khi tôi đang lái xe với một chiếc điện thoại gần như đầy pin, tôi vẫn cắm sạc được, bởi tôi chỉ dùng có 5% của một chu kỳ mà đằng nào tôi cũng phải dùng mà thôi. Chẳng ích gì mà phải chờ đợi, do đó bạn cũng nên tận dụng nó đi.
Về "bộ nhớ pin" thì sao? Đây là một trong những bí ẩn về pin mà chúng ta cần phải giải đáp.
Nếu bạn đang sử dụng những chiếc điện thoại hay laptop hiện đại, bạn chẳng cần lo lắng về "bộ nhớ pin", bởi pin Lithium-Ion hiện nay không gặp phải những vấn đề như pin NiMH và NiCd trước đây. Các loại pin cũ này bị "hiệu ứng bộ nhớ": dung lượng tối đa của chúng sẽ giảm từ từ nếu chúng được sạc thường xuyên sau khi mới xả sạc đôi chút. Ví dụ, nếu bạn định kỳ dùng pin đến 50% và cắm sạc, dần dần viên pin của bạn sẽ nhớ rằng mức sạc 50% này là mức sạc tối đa của nó.
Nhưng với pin Lithium-Ion, điều này không hề tồn tại. Bạn không cần phải xả cạn pin theo định kỳ nữa: xả vừa phải và sạc ngay đều ổn hết!
Thực ra thì việc xả cạn một viên pin Lithium-Ion hiện đại theo định kỳ sẽ gây hại đáng kể cho bản thân viên pin, và bạn nên đặc biệt tránh để những viên pin loại này cạn sạch và không được sạc trong một thời gian dài.
Tôi đạp xe đến một buổi tiệc, và điện thoại bỗng hết pin. Tôi chẳng lưu địa chỉ ở đâu trừ trên điện thoại, và lúc này đang cách nhà đến nửa tiếng đồng hồ. Cuối cùng tôi đành gõ cửa nhà một người lạ hoắc và xin cắm sạc ké để xem được địa chỉ cần đến. 6 người từ chối thẳng thừng trước khi một người tốt bụng cho tôi vào nhà.
Đừng như tôi. Hãy mang một cục pin dự phòng đã nạp đầy khi bạn đi bất kỳ đâu. Thừa còn hơn thiếu!
Tôi hiểu tại sao người ta nghĩ ra nhiều thủ tục sử dụng pin cực kỳ phức tạp. Thời lượng pin là một thứ gì đó quan trọng, và thật ngớ ngẩn khi thấy một viên pin cực mạnh lại dần trở nên kém đi theo thời gian.
Nhưng dành quá nhiều thời gian nghĩ về thời lượng pin trong tương lai dài hơi chẳng mang lại lợi ích gì nhiều đâu, và điều đó cũng cho thấy bạn đang không tận dụng được viên pin đó. Tốt nhất đừng nên suy nghĩ thái quá về việc gì, và cứ cắm sạc thoải mái đi!