Kể từ 2010 đến nay,ìsaođãđếnlúcGoogletựtaysảnxuấtphầncứkeo bd tv cứ mỗi năm một lần Google lại trình làng thế hệ smartphone/tablet Nexus mới của hãng. Sứ mệnh của Nexus không phải là để đem về doanh số bán hàng "khủng" cho Google, mà là để trình diễn các tính năng, công nghệ mới nhất của Android, hệ điều hành di động do Google phát triển và phát hành miễn phí cho các nhà sản xuất khác cùng sử dụng.
Điện thoại Nexus được thiết kế để chạy phiên bản Android mới nhất của Google, và đây là phiên bản "thuần" Android thay vì bị "tùy biến", pha trộn bởi giao diện và các ứng dụng "rác" mà các nhà sản xuất smartphone Android thêm vào. Đây cũng là thiết bị trình diễn các dịch vụ và ứng dụng mới nhất của Google - thứ mà nhiều smartphone Android ở nhiều thị trường, nhất là thị trường mới nổi, thường không có. Cuối cùng, không như các thiết bị khác, Nexus cũng là máy nhận được các bản cập nhật Android mới sớm nhất.
Thế nhưng Nexus không phải do tự tay Google sản xuất. Thay vào đó, mỗi năm Google chọn một trong số các đối tác phần cứng để sản xuất smartphone cho mình. Trong 2015, hãng thay đổi chiến lược một chút khi chọn tới hai đối tác: LG và Huawei. Mặc dù Google hợp tác chặt chẽ với đối tác của mình trong quá trình tạo ra thành phẩm, hãng không có quyền kiểm soát hoàn toàn giống như cách Apple làm với iPhone hay Microsoft với dòng thiết bị Surface.
Tôi cho rằng đã đến lúc Google tự tay sản xuất phần cứng, ít nhất là với smartphone, và ít nhất là với dòng Nexus cũng như một dòng điện thoại giá rẻ dành cho các thị trường mới nổi. Google từng sở hữu một công ty phần cứng đúng nghĩa: Motorola, dù hãng sau đó đã bán lại Motorola cho Lenovo. Google cũng tự tay sản xuất một số thiết bị như Chromecast và Chromebook Pixel. Tuy nhiên, với sức mạnh và nguồn lực của mình, Google hoàn toàn có thể thuê thêm nhiều kỹ sư phần cứng và nhà thiết kế, tạo ra các thiết bị độc nhất, cao cấp cho thị trường.
Và dưới đây là 5 lý do vì sao Google nên làm điều này, theo phân tích của phóng viên công nghệ kỳ cựu Walt Mossberg của trang Theverge.
Đầu tiên, xu thế hiện nay đó là phần cứng và phần mềm phải tích hợp chặt chẽ với nhau. Một nền tảng phần mềm sẽ tốt hơn với phần cứng được tối ưu cho nó. Đây chính là một trong những yếu tố giúp Apple đạt được thành công. Microsoft cũng nhận ra lợi ích từ sự tích hợp chặt chẽ này để rồi sau nhiều năm chỉ làm phần mềm, hãng cuối cùng cũng nhảy vào cả sản xuất phần cứng.
(责任编辑:Cúp C2)