Nhật ký một chuyến đi xa của cố GS Phan Đình Diệu_wolfsburg – frankfurt
Lời toà soạn: Một chuyến đi kéo dài 6 tuần (tháng 9-10/1980),ậtkýmộtchuyếnđixacủacốGSPhanĐìnhDiệwolfsburg – frankfurt tới 15 thành phố lớn, trình bày nghiên cứu và làm việc ở 14 trường ĐH Mỹ, 3 trường ở Canada và một số cơ quan nghiên cứu ở Pháp..., trong đó có nhiều buổi thuyết trình, trao đổi khoa học tại những nhóm nghiên cứu đỉnh cao thế giới ở Berkeley, MIT, Stanford, Havard…. Xúc động nhất khi xen giữa những cuộc làm việc đó là những cuộc gặp thân tình với những người bạn, những người đồng hương, cùng những tâm tư, trăn trở với tình hình đất nước của cố GS Phan Đình Diệu, một nhà khoa học giàu tâm huyết trước thềm Đổi mới.
Báo VietNamNet xin trích đăng những trang nhật ký này...
GS Phan Đình Diệu tại ĐH Standford (Ảnh: Gia đình cung cấp) |
Ngày 14/9
9 giờ đêm. Máy bay đỗ xuống sân bay San Francisco. Đất liền nước Mỹ rồi. Kết thúc một chuyến bay vượt Thái Bình Dương. Nước Mỹ đến với tôi bằng một hình ảnh đầu tiên của một thành phố rực sáng trong đêm.
... Thao thức khó ngủ.
Vâng, tôi đang ở trong một thế giới hoàn toàn khác mà!
... Ngày 18/9
Đi lại Wescon/80. Hôm trước đi, vội vã nên chỉ mới xem qua loa. Đây là một trưng bày có tính chất thương mại những kỹ thuật mới nhất trong lĩnh vực sản xuất các máy móc, thiết bị xử lý thông tin và tính toán...
Tôi không phải là một chuyên gia kỹ thuật, nhưng mấy năm nay trên cương vị công tác của mình, tôi cũng cố vươn mắt nhìn tới những cái hiện đại, và đây chính là những thứ mà ta mong muốn.
Tôi biết rõ rằng từ khu Đồi Thông – Liễu Giai, nơi Viện tôi làm việc – và cũng có một phòng thí nghiệm về Vi tin học – đến Wescon/80 là cả một khoảng cách hàng thế kỷ. Nhưng dầu sao cũng vẫn có thể tìm một gạch nối. Gạch nối đó là gì, và ở đâu? Đó là một câu hỏi đáng được quan tâm một cách nghiêm túc. Từ bao lâu nay tôi chỉ mới thấy được một phần trong cái gạch nối đó, đó là sự nỗ lực của trí tuệ. Nhưng như vậy đã đủ chưa? Hẳn là chưa, dẫu rằng chỉ riêng sự nỗ lực của trí tuệ thôi cũng đã đòi hỏi không ít.
Ôi! Sức mạnh ghê gớm của khả năng sáng tạo của con người! Con người có thể mở đường đi lên các vì sao, và con người – với đôi mắt thần của mình – có thể nhìn thấu mỗi bước sóng, mỗi chấm hạt trong tận cùng cấu trúc của vật chất. Để rồi sáng tạo nên cả những thứ mà bản thân con người cũng phải giật mình kinh ngạc.
Đất nước thân yêu ơi! Giữa những đòi hỏi hàng ngày của miếng cơm tấm áo mà ta đang rất đỗi thiếu thốn đến cái thế giới của những tiến bộ kỹ thuật ghê gớm này, có con đường nào nhanh hơn mà ta có thể tìm được? Phải chăng một quan hệ xã hội tốt đẹp mà ta mong muốn chỉ có thể có được trong điều kiện một nền sản xuất phong phú, một sức mạnh khoa học kỹ thuật hiện đại?
GS Phan Đình Diệu (1936-2018) - Nhà toán học, nhà khoa học máy tính nổi tiếng, được ghi nhận là người đặt viên gạch đầu cho sự phát triển của ngành tin học VN. GS là người sáng lập và là Chủ tịch đầu tiên của Hội Tin học VN; đồng thời là Viện trưởng đầu tiên của Viện Khoa học tính toán và Điều khiển (nay là Viện Công nghệ Thông tin VN)... Trong công tác xã hội, ông là Ủy viên Đoàn chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN các khoá III, IV, V, VI, VII; nguyên Đại biểu Quốc hội VN khóa V, VI... Ông là người luôn có những phát biểu thẳng thắn và tâm huyết nhằm đóng góp vào sự đổi mới của đất nước. |
Ngày 19/9
Đến Stanford University, một ĐH nổi tiếng của Mỹ mà tôi từng biết tên và từng đọc nhiều công trình nghiên cứu...
Trường ĐH Stanford ở một khu rộng nằm về phía nam thành phố San-Francisco. Qua cổng trường là những khu rừng với nhiều cây to và bóng mát. Những ngôi nhà một tầng, hai tầng trải rộng và ẩn hiện trong màu xanh của cây cối. Không có những tòa nhà cao tầng với những dòng người đông đúc. Yên tĩnh, thoải mái. Không gian và môi trường ở nơi đây thật tuyệt diệu cho việc học hành và nghiên cứu.
Những khu nhà của các giáo sư là những biệt thự trong những khoảnh vườn đầy hoa và cây xanh.
Vào hiệu sách của trường. Sách cũng mênh mông và la liệt. Tìm sách thì dễ, nhưng làm sao mà mang về được đây!
Nhiều người nói với tôi là trình độ văn hóa trung bình của người Mỹ không cao lắm, có nhiều người Mỹ học xong trung học 12 năm mà thậm chí vẫn gần như “mù chữ”. Và sự hiểu biết của từng người Mỹ nói chung khá hẹp. Tôi không có điều kiện để thể nghiệm điều đó, nhưng giả sử là như vậy đi, thì quả thực từ những thành viên “hiểu biết hẹp” mà có được một nền sản xuất, một xã hội rất phát triển với kỷ luật chặt chẽ, hẳn phải có những tài năng và kinh nghiệm ghê gớm trong vấn đề quản lý và tổ chức.
Nghe tin bão lụt lớn ở quê nhà, vùng Thanh Hóa. Tự nhiên ứa nước mắt. Ôi, quê hương lắm gian nan vất vả. Thiên nhiên cũng tàn nhẫn với đất nước ta lắm thay!
Trước khi nghiên cứu về lý thuyết Tin học, GS Phan Đình Diệu đã làm tiến sỹ khoa học tại Nga về toán học kiến thiết. Các công trình trong Luận án TSKH của ông - trong đó có 6 bài báo đăng trên tạp chí vào hàng uy tín nhất ở Nga "Doklady Akademii Nauk" - được tập hợp thành một cuốn sách. Hội Toán học Mỹ dịch sang tiếng Anh cuốn sách này năm 1974 và trong chuyến đi Mỹ này ông mới được "gặp" cuốn sách của mình. |
Ngày 22/9
Sáng đến trường ĐH Berkeley. Gặp và nói chuyện với GS S. Smale, một nhà toán học lớn, từng được giải thưởng quốc tế Fields năm 1966.
Một khu trường rộng lớn. Trên đồi cao. Hôm nay là ngày khai trường cho một tam cá nguyệt mới. Sinh viên đông, đi lại nhộn nhịp. Ở nơi đây đã từng đào tạo và cũng là nơi làm việc của nhiều nhà bác học lớn. Vâng, trên đồi cao này, tôi đã từng nghĩ đến những đỉnh cao trí tuệ với niềm khâm phục chân thành.
Ngày 23/9
Thuyết trình ở Department of Computer Science (ĐH Berkeley) về những vấn đề mà tôi với họ cùng quan tâm, và tôi cũng có một số kết quả nghiên cứu được họ chú ý.
M. Blum quan tâm nhiều đến kết quả của tôi về NP – complete problems (M. Blum là người được giải Turing - tương đương Nobel - của Computer Science, ông là thầy hướng dẫn siêu việt, học trò làm tiến sỹ với ông có Shafi Goldwasser, Silvio Micali, Leonard Adleman - cả ba cùng đạt giải Turing... - PV).
Ngày 25/9
Sáng cùng N. Koblitz đến ĐH Washington ở Seattle. Một trường ĐH lớn, cũng ở trên đồi với một khu đất rộng lớn. Những trường ĐH Mỹ chọn được những vị trí thật tuyệt diệu.
Thư viện, nhiều tài liệu. Ở đây tôi tìm được đầy đủ những bài mà tôi đang cần. Tôi cũng tìm được bản dịch tiếng Anh của một số bài của chính mình mà trước đây tôi chưa hề thấy.
Chiều. Thuyết trình ở xêmina của Department of Computer Science trong ĐH Washington về một vài kết quả về graph theory (lý thuyết đồ thị - PV) và ứng dụng. Buổi thuyết trình thứ hai trên đất Mỹ. Mình cũng có thể lấy làm vui vì những kết quả của mình cũng được người nghe chú ý theo dõi. Ôi, trong chốc lát chợt nghĩ đến những điều kiện làm việc của anh em mình ở nhà và không khỏi thầm so sánh! Vâng, các bạn nghe tôi trình bày, tôi cảm ơn các bạn, nhưng các bạn có hiểu được rằng những kết quả nghiên cứu này đã được thực hiện trong những hoàn cảnh thiếu thốn như thế nào! Những người nghiên cứu khoa học trên đất nước Việt Nam chúng tôi đang thiếu mọi thứ, cả cơm ăn, cả sách để đọc, cả phương tiện để thực nghiệm..., nhưng chúng tôi cũng mong có được ít nhiều kết quả để khi phán xét và so sánh nó, người ta có thể chỉ xét đến cái giá trị thực của nó mà không cần xét hoàn cảnh sản sinh ra nó. Vâng, chúng tôi không mong sự chiếu cố, và chúng tôi hiểu rằng vì vậy, cần phải cố gắng gấp bội!
Bút tích của cố GS Phan Đình Diệu (Ảnh tư liệu: Gia đình cung cấp) |
Ngày 26/9
Sáng làm việc ở Department of Computer Science của ĐH Washington và xem sách báo ở thư viện. Giá có nhiều thì giờ mà đọc tạp chí ở các thư viện ĐH Mỹ! Mình là dân nghèo, đói tài liệu, đến đây thì thấy quả thực người ta quá no nê về thông tin, và có lẽ no quá nên người ta cũng không thèm ăn uống. Phải chăng vì thế mà không ít những người tôi đã gặp không biết nhiều lắm ngoài một vài vấn đề hẹp mà họ quan tâm?
Trưa cùng đi tham quan nhà máy sản xuất máy bay Boeing. Người hướng dẫn đưa đi một tua của dây chuyền sản xuất. Từ những phân xưởng gia công cánh, vỏ... cho đến nơi lắp ráp cuối cùng ra những máy bay Boeing 727, 737, 757. Nhà máy có mấy chục nghìn công nhân, nhưng phần lớn công việc là tự động.
Tôi chẳng hiểu gì về kỹ thuật, nhưng có vài điều lạ làm tôi chú ý: Nhà máy chăm lo khá nhiều đến đời sống, sự giải trí của công nhân viên, và khắp các phân xưởng đều có nơi trang trọng dán ảnh của những công nhân, nhân viên làm việc xuất sắc trong tháng và trong quí. Lao động tiên tiến hay chiến sĩ thi đua nhỉ?! Tôi chợt nhớ ra tôi đang đứng trong một xí nghiệp lớn tư bản chủ nghĩa.
Đi dọc bờ hồ Washington, và dạo một lát trong khu vườn phía nam thành phố. Vườn Nhật Bản! Nhật Bản, vâng, Nhật Bản có mặt khắp nơi trên đất này. Và họ có mặt một cách vững chắc bằng những nhà máy lớn, bằng những gian hàng điện tử rất được ưa chuộng, và bằng hàng vạn, hàng chục vạn ôtô hàng ngày chạy trên đường phố Mỹ. Đáng khâm phục thay trí tuệ của một dân tộc Á Đông!...
Nói về Nhật Bản, tôi dõi nhìn về phía bên kia Thái Bình Dương. Nơi ấy có đất nước tôi, và cũng có những đất nước với những nền văn minh đáng kính như Nhật Bản, Trung Hoa. Trung Hoa của bao nhiêu biến cố suốt mấy chục năm qua, Trung Hoa đang là kẻ hàng ngày đe dọa xâm lược đất nước tôi. Tôi không quên điều đó, nhưng tôi cũng thành thực mong rằng sẽ đến một ngày không xa, hai dân tộc sẽ lại có thể sống cùng nhau một cách hòa hợp, hay ít nhất thì cũng là những láng giềng bình thường như mọi láng giềng khác.
Ngày 29/9
Được anh J. H. Levan đưa đi thăm một số nơi trong Chicago và đến trường ĐH Northwestern. Nhìn cảnh hồ và cảnh thành phố ban ngày được rõ ràng hơn đêm qua.
Đại học. Trường ĐH khắp nơi. Và những khu trường ĐH ở đâu cũng rộng rãi, yên tĩnh. ĐH cho học sinh học ban ngày, cho học sinh học ban đêm, và cho cả công nhân, nhân viên học thêm ngoài giờ. ĐH công và ĐH tư. Có phải ĐH chỉ dành cho những người giàu có hay dành cho mọi người có ham muốn học tập?
Tôi vẫn không rời khỏi được những ý nghĩ về khoảng 300.000 người Việt Nam hiện có trên đất Mỹ. Phải chăng phần đông trong số họ cũng nhớ đất nước, quê nhà?
Và rồi mười năm sau, hai mươi năm sau, với tinh thần hiếu học, cần cù của người Việt Nam nói chung, lại được nền khoa học kỹ thuật tiên tiến ở đây dìu dắt, hẳn là sẽ có hàng chục ngàn nhà kỹ thuật, kinh tế và khoa học người gốc Việt có tài năng trên đất này.
Có cách gì không nhỉ, để rồi sau mươi năm, hai mươi năm, đa số những chuyên gia người Việt đó sẽ nhìn về Tổ quốc với những mong muốn đóng góp của những đứa con xa nước xa nhà?...
Tổ quốc bao dung sẽ cần đến họ và sẽ sẵn sàng đón nhận họ chứ?
Nhà anh J. H. sang trọng. Nhưng anh cho biết rằng vào dịp nghỉ hè, các con anh vẫn đi “làm thuê” như làm bồi khách sạn, cắt cỏ, hái trái cây... Và con E. Kennedy trong những dịp nghỉ hè lao động những việc như đi đưa báo, làm bồi...
Giàu có, sang trọng, đầy đủ tiện nghi. Nơi đây có thiên nhiên ưu đãi, nhưng phải chăng cũng có – và là chủ yếu – sự lao động chuyên cần và có kỷ luật của con người?
Còn tiếp...
GS Phan Đình Diệu
GS Phan Đình Diệu: Tâm và tầm của một trí thức Việt
Hồi đầu Xuân 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bỗng đi thăm một số trí thức lão thành, trong đó có GS. Phan Đình Diệu.
本文地址:http://pro.rgbet01.com/html/205f599472.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。