"Đây là cuộc sống tôi mơ ước suốt ba năm qua",ếtđẹpcủangườimẹtrẻhiếngancứket qua bong hôm nay Tuyền, 22 tuổi, ở xã Hàm Chính, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận nói. Tháng 12/2021, Tuyền phát hiện con gái 14 tháng tuổi Khả Linh đột nhiên biếng ăn, hay quấy khóc, bụng phình to nên đi khám ở bệnh viện tỉnh Bình Thuận. Kết quả siêu âm chỉ phát hiện lá gan to bất thường nhưng không tìm ra bệnh, bác sĩ gợi ý xuống Bệnh viện Nhi đồng 2 ở TP HCM kiểm tra tổng quát. Thời điểm đó dịch Covid-19 bùng phát, bệnh viện chỉ cho một người nhà vào thăm thân. Tuyền khuyên chồng ở nhà đi làm để trang trải viện phí, còn cô vào viện chăm con. 19 tuổi, lần đầu đưa con xuống TP HCM nhập viện khiến Tuyền bỡ ngỡ. Bà mẹ trẻ không quen đường, chưa từng làm thủ tục nhập viện khiến bản thân lo không thể đảm đương. Tròn một tháng ở viện, trải qua nhiều cuộc làm xét nghiệm, Tuyền nhận thông báo con gái mắc hội chứng Budd Chiari, tắc nghẽn dòng chảy của tĩnh mạch gan. Tình trạng này rất hiếm gặp, một triệu người mới xảy ra 1-2 trường hợp. Khi bệnh diễn tiến nặng dần, bệnh nhi suy dinh dưỡng nặng, xơ gan, suy gan. Ghép gan là giải pháp guy nhất để Khả Linh tiếp tục cuộc sống. Hai chữ "ghép gan" khiến người mẹ trẻ đứng không vững. Trong đầu Tuyền khi đó rối bời với hàng loạt câu hỏi "Gan của ai sẽ tương thích với con? Tiền đâu để phẫu thuật cho con khi chi phí cho một ca ghép gan lên đến 300 triệu đồng". Sáu miệng ăn của gia đình đều trông chờ vào tiền lương phụ hồ chưa đến 10 triệu đồng của chồng. Nhiều tháng đưa con đi viện, tiền tích góp của hai vợ chồng cũng tiêu quá nửa. "Bằng mọi cách anh sẽ cứu con", câu nói của chồng như tiếp thêm sức mạnh để Tuyền cùng con chiến đấu. |