Năm 2018,ôidùngôtôhạngsangngượcvớisốđôngngườiViệlịch thi đấu giải bóng đá vô địch đức tôi mua lại một chiếc sedan phân khúc C của Đức đời 2012. Giá xe lúc đó chỉ hơn 700 triệu đồng trong khi lúc mua mới chủ xe đầu tiên phải mất gần 1,8 tỷ để lăn bánh.
Phải nói là ô tô hạng sang trên thị trường Việt Nam mất giá chóng mặt. Tính ra mới 6 năm, người chủ đầu sở hữu nó đã mất đi cả tỷ bạc khi bán đi. Con số km mà chiếc ô tô này đã đi đến thời điểm tôi mua chỉ gần 60.000km, không quá ít cũng không quá nhiều. Như vậy, người hưởng lợi về giá chính là tôi, vì chi phí sở hữu “xế cưng” của hãng xe Đức lúc này chỉ tương đương một chiếc xe phổ thông.
Trong suốt quá trình sử dụng, đến nay là 11 năm (sản xuất và đăng ký năm 2012), tôi ước tính đã bỏ ra khoản tiền để sửa chữa, thay thế phụ tùng chỉ nhiều lắm khoảng 50 triệu đồng (không nhớ chính xác), như bộ lốp 4 chiếc, ắc quy, hai giảm sóc trước, rotuyn, tăm bông giảm sóc cùng vài thứ lặt vặt khác. Riêng chí phí thay dầu, lọc gió mỗi năm chỉ một đến hai lần, mỗi lần khoảng 2,2 triệu đồng do tôi chỉ đi trong thành phố, ít đi xa.
Chiếc xe này nếu bây giờ đem bán cho người dùng, giá thị trường là từ 380 - 400 triệu đồng. Hiện nội thất của nó vẫn rất mới, sử dụng mấy năm qua hầu như không phải vào gara sửa chữa.
Nhiều bạn bè khuyên bán vì những lời đồn thổi vài năm nữa sẽ tốn tiền thay phụ tùng, nhưng tôi thấy tiếc vì luôn cảm thấy thán phục cách thiết kế, sử dụng vật liệu làm ra ô tô bền bỉ, tinh tế của các hãng ô tô Đức.
Như vậy, sau gần 6 năm mua xe hạng sang đã qua sử dụng, tôi chỉ mất chi phí gần 400 triệu đồng bao gồm tiền mất giá, sửa chữa và thay thế phụ tùng. Tính nhẩm vẫn tiết kiệm hơn so với mua xe mới, dù là của các hãng đến từ Hàn Quốc hay Nhật.
Tất nhiên, nếu mua ô tô đã qua sử dụng của Nhật, Hàn thì chi phí sử dụng thấp hơn, nhưng đổi lại tôi sẽ không có cảm giác lái khoan khoái. Ngoài ra, các chi tiết nội thất hay khung sườn, gầm xe này cũng cũ và xuống cấp nhanh hơn so với ô tô châu Âu.
Cũng là câu chuyện sử dụng xe sang, tôi có một anh bạn tên là Hưng, làm nghề luật sư, lương của anh ấy trên 70 triệu đồng/tháng. Tuy điều kiện kinh tế tốt nhưng cách đây 3 năm anh bạn tôi chỉ tìm mua một chiếc ô tô hạng sang rất cũ phân khúc C hoặc D, giá dưới 300 triệu.
Mục đích mua xe của Hưng để đi làm và giao dịch với khách, đồng thời để trải nghiệm xe châu Âu. Chiếc "xế cưng" mà bạn tôi đang sử dụng cũng là một thương hiệu của Đức (sản xuất và đăng ký lần đầu năm 2004) nhưng khác hãng ô tô của tôi.
Tôi thắc mắc vì sao mua xe cũ thế, gần 20 năm tuổi, lại là dòng xe sang, phải mua phụ tùng giá khá cao. Anh bạn luật sư đã giải thích: “Cùng là xe sang nhưng tôi chỉ bỏ ra 250 triệu để sở hữu. Vậy tại sao tôi phải mua xe mới giá tới hơn 2 tỷ đồng. Tôi dùng số lẻ đi mua xe sang cũ, số 2 tỷ đồng còn lại tôi gửi ngân hàng. Số tiền lãi từ đó tôi dành để đổ xăng, chi phí gửi xe, sửa chữa, thay thế phụ tùng mà sau bao năm 2 tỷ đó vẫn còn nguyên, còn bản thân vẫn được tận hưởng xe sang dù công nghệ không bằng các dòng ô tô thời nay".
Góc nhìn của tôi và anh bạn luật sư có thể khác mọi người. Vậy bạn có quan điểm và kinh nghiệm sử dụng xe sang cũ như thế nào, hãy cùng chia sẻ?
Độc giả Minh Hiền
Loạt xe sang cũ hiệu Lexus, BMW... rao giá chỉ vài chục triệu đồngMột loạt những chiếc xe sang cũ đang được các chủ xe rao bán trên các chợ xe điện tử với mức giá chỉ từ vài chục triệu đồng.