TheầuNămGóccảnhbáohậuquảnếuMỹngừnghỗtrợbang cep hang yo Reuters, hôm 31/10, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin và Ngoại trưởng Antony Blinken đã có phiên điều trần trước Ủy ban Phân bổ Ngân sách Thượng viện Mỹ. Tại đây, hai quan chức đã cố gắng thuyết phục Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ 106 tỷ USD mà Tổng thống Joe Biden đề xuất.
"Tôi có thể đảm bảo rằng, nếu không có sự hỗ trợ của Mỹ, Nga sẽ thành công. Nếu chúng ta ngừng sự hỗ trợ với Kiev, Moscow sẽ đạt được những gì họ muốn", ông Austin nói. Còn ông Blinken cho rằng, "nếu chúng ta đột ngột dừng viện trợ bây giờ, Nga sẽ trở nên mạnh mẽ hơn và thành công trong việc làm những gì họ muốn".
Ngoại trưởng Blinken nhấn mạnh, việc Mỹ ngừng viện trợ cho Ukraine có thể khiến các quốc gia khác làm theo. "Việc chia sẻ gánh nặng là rất quan trọng. Nếu chúng ta 'bỏ tàu', các nước khác sẽ làm điều tương tự", ông Blinken nói thêm.
Ông Austin và ông Blinken khẳng định, việc tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine sẽ thúc đẩy nền kinh tế Mỹ thông qua việc mở rộng hoạt động sản xuất quốc phòng, tạo ra nhiều việc làm mới.
Trong gói viện trợ trị giá 106 tỷ USD, Tổng thống Biden đề xuất dành 44 tỷ USD cho Ukraine. Cụ thể, 12 tỷ USD trong số này dùng để mua sắm vũ khí mới, 18 tỷ USD để Kiev sửa chữa vũ khí cũ, 10,7 tỷ USD tăng cường năng lực tình báo, và 3,7 tỷ USD mở rộng năng lực sản xuất quốc phòng.
Mỹ là quốc gia viện trợ lớn nhất cho Ukraine kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt vào tháng 2 năm ngoái. Đến nay, Washington đã cung cấp khoảng 44 tỷ USD viện trợ quân sự cho Kiev.