Tháng 7, khi giới công nghệ đang dồn sự chú ý về Copilot+ PC của Microsoft, Ann Keefe - Giám đốc Kingston Technology khu vực Vương quốc Anh và CH Ireland - đặt câu hỏi trên European Business Magazine: “Laptop AI là công nghệ mang tính cách mạng, hay chỉ là xu hướng được thổi phồng quá mức?”. Giống bất kỳ sản phẩm công nghệ mới nào, laptop AI cũng cần thời gian để chiếm được lòng tin của người dùng, đặc biệt khi trí tuệ nhân tạo vẫn còn là công cụ tương đối mới mẻ với phần lớn người không chuyên. Song, không phải ngẫu nhiên các hãng công nghệ bắt đầu tạo sức nóng cho cuộc đua này từ cách đây nhiều năm. Vậy laptop AI có gì đặc biệt và vì sao người dùng nên tiên phong đón làn sóng này? Ngày này, công nghệ máy tính đã phát triển đến mức người dùng có thể sở hữu một chiếc laptop “all in one” (tất cả trong một) với hiệu năng mạnh mẽ mà không cần bỏ ra khoản tiền khổng lồ. Những “gã khổng lồ” ngành chip như Qualcomm, AMD hay Intel đã ra mắt nhiều vi xử lý có thể đáp ứng tốt hầu hết nhu cầu người dùng, kể cả một số tác vụ liên quan đến AI hiện hành. Copilot+ PC mở ra chương mới cho ngành công nghiệp máy tính. Tuy nhiên, cuộc chạy đua về chip đã bước sang trang mới khi Microsoft yêu cầu laptop đạt chuẩn Copilot+ PC phải sở hữu NPU (bộ xử lý thần kinh) đạt hiệu năng từ 40 TOPS (Tera Operations Per Second - chỉ số thể hiện vi xử lý tính toán được bao nhiêu nghìn tỷ phép tính trong một giây) để có thể chạy hơn 40 mô hình AI trên thiết bị (on device) trong bản cập nhật Windows 11 mới nhất. NPU lập tức trở thành mục tiêu để các hãng công nghệ dồn lực nghiên cứu và phát triển, đồng thời cũng là điểm khác biệt rõ nhất khi so sánh laptop AI với những chiếc máy tính thông thường. Những chiếc laptop thường vẫn có thể chạy các một số tính năng AI nhờ sự kết hợp của CPU (bộ xử lý trung tâm) và GPU (bộ xử lý đồ họa). Tuy nhiên, CPU và GPU đều có nhiệm vụ riêng, nên việc phải “gồng” cho các tác vụ AI có thể khiến thiết bị tiêu tốn hiệu năng nhiều hơn bình thường, chưa kể đến trải nghiệm không được đảm bảo. Sự xuất hiện của NPU trong vai trò “chuyên trị” tính năng AI, nhờ khả năng tăng tốc những phép tính mạng nơ-ron, vừa giúp máy xử lý tốt các ứng dụng tích hợp công nghệ này, vừa giải phóng quyền năng cho CPU và GPU để máy tiết kiệm pin hơn. Người dùng hiện đại ưu tiên những chiếc laptop đa năng và linh hoạt. Tận dụng ưu điểm này, một số hãng máy tính lớn như Asus đã tích hợp NPU cho hệ sinh thái Copilot+ PC mới. Nhờ đó, những dòng laptop AI chiến lược như Zenbook hay Vivobook không chỉ đạt hiệu năng mạnh mẽ, mà còn sở hữu thiết kế mỏng nhẹ và thời thượng, kết hợp khả năng sử dụng thoải mái suốt ngày dài. Hãng đã thực hiện đúng tuyên bố: “Người dùng từ nay sẽ không phải thỏa hiệp giữa hiệu năng và thiết kế”. Với laptop AI, các tác vụ liên quan đến trí tuệ nhân tạo sẽ được xử lý cục bộ trên thiết bị thay vì đám mây. Để dễ hình dung, phần lớn người dùng laptop thường đang chạy các AI tạo sinh như ChatGPT hay Gemini dựa trên mô hình điện toán đám mây. Điều này đòi hỏi thiết bị cần kết nối Internet. Bên cạnh đó, phản hồi từ các AI này không phải lúc nào cũng làm hài lòng vì còn “chung chung” do được đào tạo trên những mô hình và nền tảng công khai. Người dùng đang chạy các AI tạo sinh dựa trên mô hình điện toán đám mây. Điều này ngược lại với laptop AI, khi người dùng sở hữu một trợ lý AI cá nhân đúng nghĩa có thể phản hồi mà không cần kết nối Internet, đồng thời sở hữu khả năng làm quen, học hỏi và thay đổi để phù hợp hơn mỗi ngày. Người dùng hiện đại đang có xu hướng tận dụng AI để tạo ra các “lối tắt” giúp nâng cao năng suất làm việc. Không gì lý tưởng hơn việc chủ động “đào tạo” một trợ lý AI của riêng để hiện thực hóa điều này. Ngoài tăng tốc độ và chất lượng cho các tác vụ AI chuyên sâu, việc xử lý cục bộ trên thiết bị nhằm giảm sự phụ thuộc vào mô hình điện toán đám mây còn giúp xua tan nỗi lo về bảo mật ở người dùng. Thông tin, hình ảnh, tài liệu quan trọng và nhạy cảm không còn phải “bắc cầu” qua một bên thứ 3, mà đi thẳng từ thiết bị tới người dùng. Dù còn đang ở giai đoạn sơ khai, các tính năng AI trên Copilot+ PC đã phần nào chứng minh giá trị trong việc nâng tầm trải nghiệm. Tìm kiếm văn bản, email hay website trên laptop thường tốn không ít thời gian, nhưng được rút ngắn đáng kể nhờ “Recall”. “Live Captions” với khả năng tạo phụ đề chính xác theo thời gian thực giúp người xem không bỏ lỡ một giây phút nào. Thông qua “Cocreator”, người dùng có thể tạo ra những bức tranh độc đáo chỉ bằng vài dòng chữ. “Windows Studio Effects” giúp nâng cao trải nghiệm hình ảnh ở các cuộc gọi video, trong khi “Automatic Super Resolution” có khả năng tự động tăng chất lượng đồ họa gaming. Laptop AI đưa người dùng bước vào thế giới trải nghiệm và sáng tạo không giới hạn. Trong tương lai gần, các nhà phát triển hứa hẹn tích hợp AI vào nhiều ứng dụng hơn dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo Microsoft cung cấp. Khi đó, những chiếc laptop thường có thể khó bắt nhịp với sự thay đổi này. Với mục tiêu phổ cập trí tuệ nhân tạo cho mọi đối tượng, Asus đã giới thiệu hệ sinh thái laptop AI phục vụ đa dạng nhu cầu từ học tập, làm việc, sáng tạo đến gaming. Từ hôm nay, người dùng đã có thể trực tiếp trải nghiệm những thiết bị này tại chuỗi “Asus AI Innovation Hubs” tại Hà Nội và TP.HCM. Tập trung vào chiến lược phổ cập trí tuệ nhân tạo, Asus cam kết nỗ lực để AI trở nên dễ dàng tiếp cận hơn bao giờ hết. Một trong những nỗ lực đó là giúp người dùng trực tiếp tiếp cận các dòng laptop AI mới nhất, thông qua việc triển khai hàng loạt “Asus AI Innovation Hubs - Không gian trải nghiệm công nghệ AI toàn diện”. Theo đó, từ ngày 30/7, Asus sẽ hợp tác các nhà bán lẻ lớn như Cellphone S, An Phát, Phong Vũ, Thế Giới Di Động, FPT Shop… tại những cửa hàng cụ thể ở Hà Nội và TP.HCM, mở ra nhiều khu trải nghiệm riêng biệt cho laptop Asus AI.Hiệu năng mạnh mẽ nhưng tiết kiệm điện năng hơn
Tính cá nhân hóa và bảo mật cao
Trải nghiệm thông minh, làm việc hiệu quả