Doanh nghiệp nội phải giành lại sự bình đẳng ở thị trường Việt Nam Chia sẻ tại Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam,ệpcôngnghệphảigiànhlạithịtrườngđưaViệtNampháttriểnđộtphákèo nhà cái 2 Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, khát vọng thôi thúc của người Việt Nam là từng bước làm chủ công nghệ, chủ động sáng tạo ra các giải pháp mới, chủ động thiết kế và làm ra sản phẩm mới chứa hàm lượng trí tuệ của người Việt. Trong năm qua, Bộ TT&TT đã hiện thực và cụ thể hóa hơn nữa thông điệp “Make in Vietnam”. Đây là slogan được tạo ra với mục đích thúc đẩy ngành công nghiệp ICT trong nước. Tuy vậy, theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, chiến lược này không có hàm ý Việt Nam sẽ tự làm tất cả. Thay vào đó, Việt Nam luôn đặt mình là một phần của thế giới.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, thành công của Việt Nam ngày hôm nay là nhờ chúng ta đã nâng cao tinh thần cởi mở, hợp tác quốc tế, tạo điều kiện cho mọi đối tác cùng làm ăn, tham gia phát triển ở Việt Nam. Tinh thần này cần tiếp tục giữ vững trong thời gian tới. Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam đang đứng thứ 15 thế giới về dân số. Thị trường Việt Nam không lớn nhưng cũng đáng kể về mọi mặt. Việt Nam đã thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, là một điểm đến hấp dẫn. Tuy vậy, Phó Thủ tướng cho rằng, nếu các doanh nghiệp Việt Nam không chủ động nắm bắt công nghệ và tự tin thiết kế, làm ra các sản phẩm, sáng tạo ra cách làm của mình thì nhiều khi cạnh tranh ngay trên sân nhà cũng không được bình đẳng. Có hai cách tiếp cận để giải quyết sự không bình đẳng này. Một là ngăn chặn những yếu tố không bình đẳng, hai là giúp doanh nghiệp trong nước từng bước lớn nhanh, dần vào thế bình đẳng. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, cách thứ nhất rất khó vì thế giới rất nhỏ và nhạy cảm. Chỉ cần một “động tác”, nông sản Việt Nam có thể vào một thị trường lớn, đem lại việc làm cho hàng trăm ngàn gia đình. Điều này cũng đúng ở chiều ngược lại. Thay vì vậy, điều mà Việt Nam cần làm là thúc đẩy sự lớn mạnh của các doanh nghiệp trong nước để lấy lại thế cạnh tranh bình đẳng, trước hết là ở thị trường Việt Nam. Điều đó cần phải được thực hiện bởi những người đang làm ăn sinh sống ở Việt Nam, không phân biệt quốc tịch. Từ chiến lược Make in Vietnam, 13.000 doanh nghiệp công nghệ số thành hình Sau 1 năm chiến lược Make in Vietnam được triển khai, Việt Nam đã có thêm 13.000 doanh nghiệp công nghệ, gấp đôi con số dự tính ban đầu. Trong đó, có những doanh nghiệp “kỳ lân”, nhiều sản phẩm, dịch vụ Việt Nam được thế giới sử dụng. Đây là những minh chứng cho thấy Việt Nam có thể vươn lên nếu tự tin và được tổ chức tốt. Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, dù chúng ta không hài lòng về chất lượng giáo dục Việt Nam, nhưng trong đánh giá của nhiều tổ chức quốc tế, Việt Nam vẫn có nền giáo dục tốt. Chất lượng giáo dục phổ thông tại Việt Nam đã tiệm cận với các nước OECD, giáo dục đại học cũng đã dần nâng hạng. Sản phẩm của nền giáo dục này chính là đội ngũ trí thức sáng tạo.
Việt Nam đang đứng thứ hạng ngoài 100 về thu nhập trung bình. Các chỉ số khác như năng lực cạnh tranh quốc gia, chính phủ điện tử… đều đứng ở thứ hạng ngoài 70. Tuy vậy, chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam liên tục nằm trong top 50, chỉ số phát triển giáo dục của nước ta cũng có thứ hạng tốt. Đây là cơ sở để Việt Nam có thể tự tin rằng, nếu chúng ta có chính sách đúng, cùng nắm tay nhau thì có thể làm được. Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, người Việt Nam từ xưa tới nay luôn có lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc. Đây là điều đã khơi dậy sự sáng tạo và sức mạnh toàn dân, phối hợp với sức mạnh bên ngoài để nước ta vượt qua nhiều thách thức tưởng chừng như không thể vượt qua nổi. Thực tế cho thấy, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới trong 20 năm liên tục trở lại đây. Có một con số không liên quan mà lại rất liên quan, ngoài xếp hạng giáo dục phổ thông, đổi mới sáng tạo, không nhiều chỉ số Việt Nam có thứ hạng nằm trong top 50. Thế nhưng, năm nay là lần đầu tiên chúng ta được xếp hạng thứ 49 về chỉ số phát triển bền vững. Từ năm 2015, Liên Hợp Quốc đã có chương trình nghị sự về phát triển bền vững với 17 mục tiêu lớn và 169 mục tiêu nhỏ. Đây đều là những mục tiêu nhằm hiện thực hóa khát vọng chung của loài người. Đáng chú ý khi những mục tiêu này rất phù hợp với đường lối của Việt Nam. Chúng ta muốn duy trì hòa bình, bảo tồn thiên nhiên, chăm lo cho người dân, đặc biệt là người yếu thế,… Thu nhập trung bình của Việt Nam xếp hạng ngoài 100 nhưng chỉ số phát triển bền vững lại ở trong top 50. Điều này cho thấy sự ưu việt của chế độ và con đường chúng ta đi là đúng.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Chúng ta có thể tự tin rằng đội ngũ cộng đồng doanh nghiệp số Việt Nam sẽ góp sức để đưa đất nước phát triển nhanh hơn và bền vững. Chúng ta phải phát triển nhanh hơn và phải làm được.”. Doanh nghiệp công nghệ phải tăng trưởng gấp 2 tốc độ phát triển Việt Nam Trong 20 năm qua, nếu tính liên tục, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng xếp thứ hai thế giới. Chúng ta phải đạt mức độ nước phát triển và có thu nhập cao trong dịp kỷ niệm 100 năm thành lập nước. Chúng ta phải đi nhanh hơn, nhưng bằng cách nào? Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Việt Nam có nhiều việc phải làm, trong đó, phải nhắm vào những ngành có động lực mới, tạo sức lan tỏa để phá vỡ và thoát ra khỏi sự tăng trưởng tuyến tính. Đó là lý do chúng ta nói nhiều tới các start-up và các doanh nghiệp công nghệ số. . Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam thường xuyên đạt mức 6-7%. Đây là một tốc độ tăng trưởng cao, tuy nhiên Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ đặt mục tiêu các doanh nghiệp công nghệ số phải đạt tốc độ tăng trưởng nhanh gấp đôi.
Dẫn lời của một diễn giả đến từ Anh quốc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, doanh nghiệp phải có khát khao, nhiệt huyết, vượt qua mọi khó khăn bên ngoài và cản trở bên trong để mới có thể sánh vai với các doanh nghiệp lớn. Nếu chúng ta không như vậy thì không bao giờ bứt phá nhanh hơn được. Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, dù đặt mục tiêu phát triển nhanh hơn, Việt Nam cũng phải hướng tới viêc phát triển bền vững hơn, hướng đến con người. Các sản phẩm được vinh danh tại Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam” đều hướng đến phục vụ các nhu cầu thiết yếu của con người nhưng ít được nói đến. Các nước đang phát triển thường nói đến việc xây dựng thêm các công trình, nhà máy… Với chúng ta, đó là các nhu cầu về sức khỏe, học hành, đi lại, vui chơi... Đó chình là nguồn khách hàng lớn, là nơi khơi nguồn cho các dịch vụ mới. Nếu làm tốt, các sản phẩm, dịch vụ như vậy sẽ góp phần cho đất nước phát triển bền vững hơn. Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, trong thư gửi các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đều có chữ “tiên phong”. Đây là sứ mệnh của ngành bưu chính viễn thông trước kia và ngành TT&TT bây giờ. Những năm 70, ngành viễn thông Việt Nam hầu như không có gì, chỉ có các tổng đài công nghệ cũ của Đông Đức. Tuy nhiên, ngành viễn thông lúc đó đã dám thay đổi và làm mới mình. Chúng ta thậm chí mạnh dạn từ chối những món quà là những thiết bị không phải loại hiện đại nhất.
Dẫn từ câu chuyện của quá khứ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, vào những năm 90, chúng ta từng đặt mục tiêu tăng tỷ lệ phổ cập điện thoại lên mức 1 máy/100 dân, điều mà rất nhiều người nghĩ rằng chúng ta không thể làm được. Thế nhưng, đến những năm 2.000, tỷ lệ phổ cập điện thoại tại Việt Nam đã đạt gần 2 máy/100 dân. Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, câu hỏi tương tự lại được đặt ra ở thời điểm hiện tại. “Tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của Việt Nam ở mức dưới 10%. Chúng ta đặt ra mục tiêu tăng trưởng doanh nghiệp công nghệ số từ 15 – 20% nhưng tôi muốn 5 năm sau không chỉ là như vậy.”. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, chúng ta muốn đất nước phát triển thì các doanh nghiệp công nghệ phải phát triển nhanh hơn. Công nghệ không cần hoàn toàn của Việt Nam nhưng mô hình và giải pháp phải của Việt Nam. Cộng đồng doanh nghiệp số Việt Nam và tất cả chúng ta có thể làm được. Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, để Việt Nam phát triển, cần tới sự nỗ lực của tất cả cộng đồng doanh nghiệp công nghệ nói riêng, các doanh nghiệp nói chung và của toàn thể xã hội. Tinh thần này không chỉ cần được khơi dậy, thôi thúc trong cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số mà phải lan tỏa ra toàn cộng đồng doanh nghiệp và xã hội. Những năm gần đây, tại các diễn đàn, các doanh nghiệp giờ đây không còn đòi hỏi Chính phủ phải hỗ trợ, mà chỉ cần Chính phủ ra đầu bài, làm chỗ tựa để doanh nghiệp dựa vào, mở giải pháp, dữ liệu, sáng kiến để kết nối, hỗ trợ lẫn nhau. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, ngày 12/12 tới đây sẽ trở thành ngày hưởng ứng doanh nghiệp công nghệ số. Các doanh nghiệp Việt hãy cùng nhau bước thật đều, thật nhanh để đi nhanh, đi xa. Sự nghiệp phát triển CNTT, chuyển đổi số Việt Nam sẽ góp phần giúp đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Hãy đặt mục tiêu không tưởng để có cách làm đột phá Đáp từ những chia sẻ đầy cảm hứng của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, Bộ TT&TT và các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sẽ cùng nhận sứ mệnh mà Chính phủ giao phó. Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, thế giới hôm nay có một nghịch lý, nhiều khi việc dễ lại rất khó làm, thế nhưng nếu đặt những việc khó hơn, gần như không tưởng, thì lại có thể làm được. Việc tăng tỷ lệ điện thoại tại Việt Nam mà Bộ Bưu chính Viễn thông đã từng làm được trước kia chính là một câu chuyện như thế. Thế giới đang có sự thay đổi lớn lao nhờ công nghệ. Chúng ta đang đứng trước “điểm kỳ dị” theo cách nói của Toán học. Đó là thế giới không tuyến tính, không thể suy luận từ quá khứ ra tương lai. Do vậy, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam hãy đặt cho mình những mục tiêu không tưởng để có cách làm đột phá, biễn những điều không tưởng thành khả thi. Trọng Đạt Thủ tướng: "Doanh nghiệp công nghệ số phải tiên phong đổi mới sáng tạo"Tại Diễn đàn Quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam năm 2020, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm đã đọc thư của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gửi tới cộng đồng các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. |