Sáng ngày 25/12,ảlivestreambãosốđổbộđểcâuliketrụclợitrêđội hình galatasaray gặp istanbulspor khi bão số 16 đang ngang qua Trường Sa, chưa vào đến đất liền, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện nhiều video với tựa đề "trực tiếp bão số 16", "live cảnh bão đi qua quê tôi, "Bão 16 kinh khủng quá"... Trên thực tế, những đoạn video này là hình ảnh bão số 16 tại Philippines, thậm chí có cả những video bão lũ từ những năm trước đó ở miền Trung, cũng bị mang ra câu like. Theo Nguyễn Nhân, làm tại một công ty chuyên chạy các hợp đồng quảng cáo trên Facebook và YouTube tại TP.HCM cho doanh nghiệp, việc những người bán hàng online cố ý đăng những video giả mạo này vốn không mới và đều nhằm mục đích tăng tương tác tự nhiên (organic), giúp cho trang cá nhân hoặc fanpage đó tăng "uy tín" mà không cần lệ thuộc vào việc bỏ tiền chạy quảng cáo. "Chỉ cần tìm một đoạn video sẵn có rồi dùng phần mềm OBS hoặc các công cụ hỗ trợ livestream lên Facebook là có thể 'phát sóng' như thật", anh Nhân cho biết. Ngoài những fanpage đăng video giả mạo, một số trang trên Facebook khác đăng tin theo hướng tư vấn người dân cần làm gì để đối phó với bão số 16. "Những nội dung này tốt, có ích, nhưng chung quy vẫn là 'bắt trend' để có thêm tương tác", anh Nhân cho biết. Đây không phải là lần đầu giới kinh doanh online tại Việt Nam sử dụng livestream như một chiêu trò để trục lợi. Trước đó, nhiều tài khoản trên Facebook và YouTube cũng tung ra những đoạn video "Trực tiếp tử hình sát thủ Nguyễn Hải Dương" để câu khách. Trong tháng 11, quản lý một fanpage sống tại Vũng Tàu cũng đã bị điều tra vì đến rạp phim và livestream phim "Cô ba Sài Gòn". "Khi không có sự kiện nào hot để đu bám, họ thường phát livestream những cảnh gợi dục, chơi bài hoặc thậm chí bói toán và phát tán khắp các group đông người", Nguyễn Hoàng Minh, quản lý một group chuyên về du lịch trên Facebook, nói với Zing.vn. Theo Minh, mỗi ngày anh phải xóa đi rất nhiều video live không phù hợp được phát trong nhóm. "Bão chưa vào nhưng họ live cảnh lũ quét, người dân mất nhà cửa khiến những ai nhẹ dạ cả tin có thể bị hoảng loạn", Minh chia sẻ. Tin giả (fake news) và việc lạm dụng tính năng Live Video để phát tán các nội dung bạo lực, không phù hợp là hai vấn đề khiến Facebook đau đầu tìm cách tháo gỡ trong hai năm qua. Trong tháng 7/2016, một người dùng mạng xã hội đã cho hàng triệu người thấy cái chết của người đàn ông tên là Philando Castile, bị bắn chết bởi một sĩ quan cảnh sát Minnesota tại một trạm dừng giao thông ở Mỹ. Khi đó, vợ của nạn nhân - Diamond Reynolds - cũng phát trực tiếp hậu quả của vụ nổ súng, cho người xem thấy cơ thể của Castile đẫm máu gục ngã ngay chỗ ngồi của mình. Người xem có thể thấy được hơi thở yếu dần của người đàn ông, trong khi cô con gái 4 tuổi cùng mẹ đang la khóc thảm thiết. Ngày hôm sau tại Dallas (Mỹ), một người dùng tên Michael Kevin Bautista phát video trực tiếp cảnh tượng nhiều cảnh sát ngã gục xuống khi các tay súng bắn tỉa nã súng vào họ trong một cuộc biểu tình ôn hòa nhằm phản đối sự bạo lực từ phía cảnh sát. Tính năng livestream trên Facebook thường rất khó lường vì cơ chế phát sóng không qua kiểm duyệt. Mạng xã hội lớn nhất hành tinh đã đưa một tiêu chuẩn cộng đồng áp dụng cho Facebook Live. Họ cho biết sẽ có một đội ngũ được đào tạo làm việc 24/7 để duyệt các video bị report bởi người dùng. Tuy nhiên, những gì đang diễn ra cho thấy họ vẫn bất lực và chưa có giải pháp nào hữu hiệu hơn. Theo Zing |