Sở Y tế TP.HCM vừa có công văn khẩn gửi đến các cơ sở y tế trên địa bàn TP về việc triển khai quản lý sức khỏe F0 cách ly tại nhà. Việc này để đảm bảo F0 cách ly tại nhà được quản lý,ànhlậptổphánứngnhanhtheodõiFchuyểnnặngtạinhàti le bong da truc tiep theo dõi sức khỏe, hỗ trợ kịp thời khi người bệnh cách ly tại nhà có các triệu chứng nặng.
Sở Y tế TP.HCM đề nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch phường, xã, thị trấn chỉ đạo trạm y tế theo dõi tình hình sức khỏe hằng ngày của người nhiễm đang cách ly tại nhà qua tài khoản quản trị của phần mềm “Khai báo y tế điện tử” của Sở Y tế cấp cho các trạm y tế để can thiệp điều trị kịp thời.
Đồng thời, Sở Y tế cũng yêu cầu mỗi địa phương thành lập tổ phản ứng nhanh theo dõi sức khỏe cũng như các dấu hiệu chuyển nặng của F0 các ly tại nhà. Tổ này gồm bác sĩ, điều dưỡng của trạm y tế, trung tâm y tế, bệnh viện quận, huyện, công an, đoàn thanh niên. Trong đó, nhân viên y tế của trạm y tế chịu trách nhiệm chính trong công tác sơ cấp cứu cho người dân trên địa bàn.
Một nhà tại TP Thủ Đức có người cách ly y tế. Ảnh: Tú Anh. |
Khi nhận cuộc gọi của người dân báo về tình trạng bệnh của F0, tổ phản ứng nhanh phải đánh giá nguy cơ dựa vào triệu chứng của khai báo của người gọi: khó thở, tím tái, lơ mơ để quyết định đưa xe vận chuyến đến tận nơi người bệnh ở.
Tổ phản ứng nhanh sử dụng xe được phân bổ để vận chuyển người bệnh, Đảm bảo trên xe có bình oxy, dụng cụ thở oxy (mask, canula...), máy đo SpO2. Trong trường hợp xe đã được huy động cho trường hợp cấp cứu khác thì gọi “115” để được hỗ trợ.
Tổ phản ứng nhanh phải đánh giá nhanh tình trạng người bệnh như sau:
+ Nếu người bệnh có SpO2 trên 97%, không có dấu hiệu bất thường, hướng dẫn theo dõi sức khỏe tại nhà.
+ Nếu người bệnh có SpO2 từ 95-96% kèm các triệu chứng như sốt, ho, đau họng, đau ngực…, cho thở oxy qua mũi. Sau đó, vận chuyển đến cơ sở cách ly tập trung F0 trên địa bàn thuộc TP Thủ Đức, quận, huyện, phường, xã, thị trấn để được theo dõi và điều trị.
+ Nếu người bệnh có SpO2 dưới 94% kèm các triệu chứng nặng như thở găng sức…, cho thở oxy qua mask. Sau đó, vận chuyển đến khu vực cấp cứu của cơ sở cách ly tập trung F0 trên địa bàn thuộc TP Thủ Đức, quận, huyện, phường, xã, thị trấn hoặc bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 để được theo dõi và điều trị.
+ Nếu người bệnh trong tình trạng nguy kịch (tím tái, hôn mê, ngừng thở...), cho thở oxy qua mask hoặc hồi sinh tim phổi cơ bản và vận chuyển đến bệnh viện gần nhất. Cùng lúc đó, gọi tổ điểu phối chuyển viện người bệnh COVID-19 nặng thuộc Sở Y tế TP.HCM (0989401155) để hỗ trợ chuyển người bệnh đến tầng điều trị phù hợp.
Sau khi đã xử trí can thiệp điều trị, trạm y tế phải cập nhật hành động xử trí và kết quả xử trí vào phần mềm “Hệ thống quản lý người cách ly và người bệnh Covid-19". Việc này nhằm quản lý đầy đủ thông tin sức khỏe của người nhiễm, thuận tiện cho việc theo dõi và báo cáo.
Về quản lý danh sách các F0 cách ly tại nhà, theo Sở Y tế, các địa phương cần quản lý danh bằng cách truy xuất và quản lý danh sách F0 đang cách ly tại nhà bằng phần mềm “Hệ thống quản lý người cách ly và người bệnh Covid-19” của Sở Y tế.
Theo Sở Y tế, người nhiễm bệnh được phát hiện nhiều nguồn, nơi nào phát hiện thì nơi đó phải lập danh sách, chuyển thông tin lên phần mềm về trạm y tế để quản lý và theo dõi.
Nơi phát hiện phải có trách nhiệm hướng dẫn F0 tuân thủ các quy định khi cách ly tại nhà (nếu đủ điều kiện); hướng dẫn người nhiễm bệnh liên hệ với địa phương khi xuất hiện các triệu chứng bất thường và nhập thông tin lên phần mềm quản lý.
Trước khi F0 kết thúc cách ly, trạm y tế phải tổ chức lấy mẫu xét nghiệm và ngày thứ 14 (test nhanh hoặc RT-PCR) âm tính, cập nhật kết quả xét nghiệm và xác định thời gian cách ly trên phần mềm. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch phường xã, thị trần ban hành quyết định kết thúc thời gian cách ly.
>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM mới nhất
Tú Anh
Hà Nội ghi nhận 24 ca Covid-19 mới, cẩn trọng khi tự nhiên ho sốt
Trưa 24/8, Hà Nội công bố thêm 24 ca Covid-19 mới, trong đó có 4 trường hợp không có yếu tố dịch tễ, phát hiện bệnh khi đi khám ho sốt và xét nghiệm.