Ngày 18/9,ƯutiênđiệnlướichocáctrạmBTSkiêncốchịuđượcrủirothiêntaicấbong da keo nha cai Ban chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Bộ TT&TT đã có công điện 07 đề nghị Sở TT&TT 17 tỉnh, thành phố gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, cùng các đơn vị thuộc Bộ TT&TT và doanh nghiệp bưu chính, viễn thông chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Theo đó, song song với việc khẩn trương khắc phục hậu quả của bão số 3 và mưa lũ sau bão, các đơn vị ngành TT&TT phải thực hiện nghiêm chế độ trực lãnh đạo, trực ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, trực ứng cứu thông tin 24/24, đồng thời theo dõi sát tình hình diễn biến của áp thấp nhiệt đới.
Cùng với việc giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị thuộc Bộ TT&TT gồm 4 cục Viễn thông, Báo chí, PTTH&TTĐT, Bưu điện Trung ương và Vụ Bưu chính, Bộ TT&TT còn hướng dẫn rõ các nhiệm vụ 17 Sở TT&TT và các doanh nghiệp cần tập trung.
Cụ thể, các Sở TT&TT tỉnh, thành phố chỉ đạo các đài PT-TH, đài truyền thanh cơ sở cập nhật bản tin dự báo áp thấp nhiệt đới từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, tăng thời lượng và tần suất phát bản tin dự báo để thông báo kịp thời cho người dân chủ động phòng chống; làm đầu mối chỉ đạo các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn phối hợp triển khai đồng bộ các phương án ứng phó kịp thời và đáp ứng nhu cầu về thông tin liên lạc cho lãnh đạo UBND, Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự của tỉnh, thành phố và chính quyền địa phương để chỉ đạo, điều hành ứng phó với áp thấp nhiệt đới.
Các Sở TT&TT cũng chịu trách nhiệm xác định các khu vực bị mất liên lạc do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới để phối hợp với Cục Viễn thông chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông di động triển khai roaming giữa các mạng để đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt phục vụ chỉ đạo, điều hành, ứng phó; thông tin cho Sở Công Thương những khu vực cần ưu tiên điện lưới cho các trạm BTS kiên cố chịu được rủi ro thiên tai cấp 4 nhằm đảm bảo duy trì thông tin liên lạc.
Đồng thời, đề nghị Sở Công Thương chỉ đạo các doanh nghiệp cung ứng xăng dầu hỗ trợ, ưu tiên cung cấp xăng dầu cho các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn phục vụ chạy máy phát điện cho trạm BTS khi điện lưới bị mất.
Các doanh nghiệp viễn thông triển khai ngay các biện pháp đảm bảo an toàn hệ thống thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo điều hành ứng phó áp thấp nhiệt đới, lên phương án ứng cứu thông tin khi có sự cố xảy ra; sẵn sàng tổ chức nhắn tin cảnh báo tới các thuê bao trên địa bàn có khả năng bị ảnh hưởng theo yêu cầu; sẵn sàng roaming giữa các mạng di động khi có yêu cầu và hướng dẫn người dân cách cài đặt để điện thoại có thể tự động chuyển vùng dịch vụ giữa các mạng di động; lên phương án để điều động nhân lực, phương tiện, trang thiết bị, vật tư dự phòng để sớm khôi phục mạng lưới sau thiên tai...
Song song đó, tập trung gia cố nhà trạm, cột cao, cột anten thuộc các hệ thống đài phát, đài thu vô tuyến, các hệ thống truyền dẫn và mạng ngoại vi có khả năng bị ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới; bổ sung kịp thời các thiết bị dự phòng trên mạng lưới như máy nổ, nhiên liệu máy nổ, ắc-quy cho các đơn vị trên địa bàn dự kiến nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của áp thấp nhiệt đới.
VNPT được chỉ đạo rà soát thiết bị vệ tinh để sẵn sàng ứng cứu thông tin phục vụ chỉ đạo điều hành phòng, chống áp thấp nhiệt đới. Trong khi đó, Vishipel được yêu cầu chủ động phối hợp với Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia để phát sóng các bản tin dự báo áp thấp nhiệt đới; duy trì nghiêm chế độ trực canh thông tin cấp cứu - khẩn cấp, đặc biệt là với các tàu thuyền đánh bắt hải sản, bằng phương thức thoại trên tần số cấp cứu - khẩn cấp, tiếp nhận, chuyển tin kịp thời đến các địa chỉ nhận tin theo quy định...
Theo thông tin được Cục Viễn thông chia sẻ tại họp báo thường kỳ tháng 9/2024 của Bộ TT&TT, bão số 3 đã gây mất liên lạc tại 15 tỉnh, thành phố, với 6.285 trạm thu phát sóng di động - BTS bị ảnh hưởng do mất điện. Mưa lũ sau bão số 3 cũng là làm ảnh hưởng đến cơ sơ hạ tầng viễn thông tại các tỉnh miền núi phía Bắc với 995 vị trí trạm mất liên lạc, tính đến thời điểm chiều ngày11/9. |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)