您现在的位置是:Nhận Định Bóng Đá >>正文

'Gọi cô xưng con, vừa sống vừa sượng'_ltd c1

Nhận Định Bóng Đá872人已围观

简介- Bài viết "Xưng hô trong trường học ngày nay" nhận được thảo luận rộng rãi của bạn đọc. Một số độc ...

- Bài viết "Xưng hô trong trường học ngày nay" nhận được thảo luận rộng rãi của bạn đọc. Một số độc giả cho rằng cách xưng hô “thầy – trò” ngày xưa là chuẩn mực và phù hợp nhất trong môi trường sư phạm.

{keywords}
Ảnh minh họa

““Cô – con” vừa sống vừa sượng”

Độc giả Đỗ Huỳnh Hiền kể một kỷ niệm về cách xưng hô giữa thầy trò ngày xưa: “Tôi còn nhớ rất rõ vào những năm 1995 - 1996 khi là sinh viên khoa luật của ĐH Tổng hợp,ọicôxưngconvừasốngvừasượltd c1 TP.HCM, khi một bạn cùng lớp xưng tôi khi phát biểu với cô giảng viên, đã bị chất vấn ngay là "em bao nhiêu tuổi mà xưng tôi với tôi". Đây là một sự việc có thật, cũng trong năm học đó với Luật sư Đào Quang Huy, khi sinh viên xưng "con với thầy" thì bị chỉnh ngay là "xưng tôi" và chấp nhận cho chúng tôi gọi là "quý đồng nghiệp".

Trường hợp của bạn đọc Đặng Như Cương thì oái oăm hơn vì là cán bộ đi học nên nhiều thầy cô ít tuổi hơn “nhưng cũng không dám xưng ‘tôi’ với thầy cô mà vẫn phải xưng ‘em’”.

Theo nhận định của anh Đức Hùng thì việc chuyển xưng hô từ “cô – em” sang “cô – con” bắt đầu từ năm 2001-2002. “Ban đầu nhiều học sinh cũng rất phản cảm, nhưng dần dần thấy các bạn xưng hô "con" với "cô, thầy" ngọt xớt, "cô, thầy" đồng ý, chẳng lẽ mình không theo” – anh chia sẻ.

Anh Phạm Chương thẳng thắn nhận định cách xưng hô “cô – con” với cả học sinh cấp 2, cấp 3 là rất “sống sượng”. “Tôi không biết có văn bản nào quy định về cách xưng hô trong giáo dục không, nhưng trước đây gọi là "cháu mẫu giáo, em học sinh, anh (chị) sinh viên. Còn bây giờ các giáo viên, giảng viên gọi "các con học sinh" tôi thấy nó vừa sống vừa sượng”.

Phản đối cách xưng hô này, độc giả Hoàng Đạo đưa ra ví dụ cụ thể: “Tôi không hiểu một thầy cô giáo mới ra trường (thạc sỹ 25 tuổi) khi dạy các em cấp THPT (cấp 3) mà xưng hô thầy, cô - con có phù hợp không? Trong khi ở nhà em út của mình mới vài tuổi bọ. Đặc biệt phụ huynh học sinh THPT thường hơn cả tuổi cha mẹ mình, thậm chí ngang tuổi ông bà của các thầy cô - rất phản cảm. Đến ở trường Đại học mà vẫn xưng như vậy là thiếu tôn trọng các sinh viên. Thế hệ chúng tôi qua trên nửa thế kỷ đến giờ vẫn xưng hô thầy cô xưng em đầy sự kính trọng và được tôn trọng”.

Nhìn ở một góc độ khác, một bạn đọc cho rằng vấn đề tuy đơn giản nhưng lại phản ánh thực chất vấn đề phục tùng và quyền lực mà tác giả bài viết đề cập tới. Không chỉ riêng gì giáo dục, mà trong nhiều lĩnh vực khác. “Hiện nay, trong giới công chức, xưng hô bằng con - chú - bác rất phổ biến” – độc giả này chia sẻ.

Quy định cách xưng hô, nên chăng?

Bàn về vấn đề này, độc giả Vi Việt Đức nhận xét: “Việc xưng hô hiện nay diễn ra không theo một trật tự nào. Điều này về lâu dài có thể dẫn tới nhiều hệ lụy không tốt trong cách xưng hô. Tôi thấy đây là vấn đề chúng ta nên xem xét để xây dựng những quy chuẩn riêng trong cách xưng hô. Tiếng Việt phong phú và đa dạng nhưng không vì thế mà chúng ta sử dụng từ một cách bừa bãi”.

Chị Lan Phương tán thành quan điểm “cách xưng hô phải thể hiện cái tôi cá nhân”. Chị cho rằng: “Xưng tôi là hợp lý trong trường hợp người nói từ cấp 3 trở lên và xưng em ở các cấp thấp hơn”.

Đồng tình với quan điểm này, bạn đọc Huy Đức cho rằng các bé mầm non và học sinh cấp 1 nên xưng là “con”, cấp 2 nếu thầy cô trẻ thì là “em”, thầy cô trung tuổi thì là “con”, cấp 3 và đại học là “em”.

Trong khi đó, có một số ý kiến ủng hộ cách xưng hô “gần gũi, thân mật” này. Độc giả Rubi nói: “Tôi nghĩ đó là văn hoá người Việt mình, luôn có sự tôn trọng trong giao tiếp ứng xử. Đừng đem Văn hoá Tây vào mà làm hỏng tôn ti trật tự, lễ nghĩa phép tắc vốn là truyền thống của dân tộc mình”.

Một giáo viên cho rằng bài viết làm “phức tạp hóa vấn đề”, đồng thời chia sẻ quan điểm: “Đành rằng xưng hô thể hiện mối quan hệ xã hội nhưng xưng hô cũng để bày tỏ tình cảm. Một khi học sinh thương yêu và kính trọng thầy cô như cha mẹ chứng tỏ thầy cô ấy đã có một nhân cách, một tri thức, một sự quan tâm ấm áp dành cho trò thì trò mới xưng con và ngược lại”.

  • Nguyễn Thảo(tổng hợp)

Tags:

相关文章



友情链接