VinaPhone đã trải qua chặng đường 20 năm,ủtịchVNPTVinaPhoneGsẽlàcơhộiđểVinaPhonebứtphákeo ty so với nhiều thăng trầm từ vị trí đỉnh cao trên thị trường di động sau đó rớt xuống vị trí thứ 3. Thế nhưng, một thông điệp rất mạnh mẽ năm nay của VNPT là phải đưa VinaPhone về vị trí số 2 và nhắm tới mục tiêu chiếm 33% thị phần. Mục tiêu này có khả thi thưa ông?
Khi nhìn về tương lai của viễn thông Việt Nam thì chúng ta cũng phải học thế giới. Nhiều hãng công nghệ trên thế giới như Nokia, Motorola, Alcatel… đã nhanh chóng sụp đổ và nhường chỗ cho những tên tuổi mới do họ không bắt kịp xu hướng công nghệ và không cạnh tranh được với các đối thủ.
Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy nếu nhà mạng nào bị tụt dưới 15% thị phần thì khó có cửa để thay đổi thứ hạng của mình. May mắn cho VinaPhone chúng tôi không ở ngưỡng nguy hiểm đó.
Hiện nay VNPT VinaPhone đang đặt ra mục tiêu trở lại vị trí số 2 và phải chiếm lĩnh 33% thị phần trên thị trường di động. Tuy nhiên, khoảng cách giữa VinaPhone, MobiFone với Viettel là khá lớn nên nếu cứ cạnh tranh bằng công nghệ 2G và 3G như hiện nay thì việc đạt được mục tiêu trên là khó khả thi. Thế nhưng, 4G là công nghệ mới đặt tất cả các nhà khai thác vào vạch xuất phát và câu chuyện đặt ra là trong cơ hội này ai tận dụng tốt cơ hội và chạy nhanh hơn ai mà thôi.
Vì thế VNPT VinaPhone đã chuẩn bị ngay từ bây giờ cho cuộc chơi 4G. Thực chất các doanh nghiệp viễn thông chỉ đi mua thiết bị công nghệ, khách hàng chỉ quan tâm đến dịch vụ và trải nghiệm nên câu chuyện có thành công hay không vẫn là dịch vụ và cách thức kinh doanh của mỗi nhà mạng.
Trong thời gian qua, VNPT đã đầu tư rất mạnh về hạ tầng để đảm bảo có thể cung cấp các dịch vụ băng rộng đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Khi được cấp phép 4G sẽ là cơ hội tốt để chúng tôi thay đổi thứ hạng của mình và rút ngắn khoảng cách với đối thủ số 1 trên thị trường. Tất nhiên, để làm được điều này thì VNPT cũng cần giải các bài toán đặt ra cho mình. Nếu giải được thì việc giành được thị phần là mục tiêu khả thi.
(责任编辑:Cúp C1)