- Trong lúc cầm muỗng chơi ở nhà người trông trẻ,óngNgườilớnbấtcẩnđểbéthángbịmuỗngcắmvàocổsoi kèo 88 bé An (16 tháng tuổi, quê Phú Yên) không may bé té ngã, và bị muỗng cắm vào cổ họng.
Thấy vậy, người giữ trẻ rút chiếc muỗng ra và vẫn cho bé ăn bình thường
Tuy nhiên, đến chiều cổ bé bị đau khó thở, sưng to, khóc nhiều, người này mới thông báo với gia đình bé An.
Sau 2 ngày điều trị tại bệnh viện ở quê nhưng tình trạng không thuyên giảm, bé được người thân đưa tới Khoa Tai mũi họng Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM) thăm khám.
Bé An hiện đã có thể uống sữa như bình thường |
Qua các xét nghiệm, bác sĩ phát hiện bé An có vết rách từ thực quản vùng cổ đến thực quản vùng ngực dài khoảng 7cm khiến thức ăn bị dồn ứ gây nhiễm trùng nặng, tạo mủ, gây áp xe trung thất.
Thêm vào đó, bé An còn bị tràn khí dưới da, tràn khí vùng cổ, ngực, tràn dịch màng phổi.
Các BS đã tiến hành mổ hở vùng cổ để lấy hết thức ăn ứ đọng, dẫn lưu mủ ra ngoài, và vệ sinh cổ họng cho bệnh nhi liên tục.
Sau 3 tuần điều trị, hiện sức khỏe của bé An đã ổn định, vết mổ tiến triển tốt, vài ngày tới có thể xuất viện.
Theo bác sĩ Nguyễn Thế Huy, Phó Khoa Tai – Mũi – Họng, Bệnh viện Nhi Đồng 1, khi vết thương lành hẳn, bé An có thể ăn uống bình thường và không ảnh hưởng đến giọng nói về sau.
BS Huy cũng cho hay, khi trẻ được nghỉ ở nhà, nên phụ huynh cũng cần cẩn trọng các trường hợp hóc dị vật ở trẻ.
Vào dịp Tết, các bậc phụ huynh cần cẩn trọng khi cho trẻ ăn hạt dưa hạt bí. Không cho trẻ cầm đũa, muỗng để chơi hay theo dõi khi bé ăn các loại kẹo mút...để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Trường hợp dị vật được lấy ra mà bé có biểu hiện nôn ói, khó nuốt và đau nhức khi ăn, uống thì phải đưa bé đến bệnh viện kiểm tra ngay vì nếu để lâu dài sẽ gây ra nhiễm trùng, nguy hiểm đến tính mạng.
* Tên bệnh nhi đã được thay đổi.
Văn Đức