Ứng dụng Messenger Kids có thực sự tạo ra môi trường an toàn cho trẻ nhỏ như Facebook tuyên bố?_kết quả bóng đá ý đêm qua
Năm 1998,ỨngdụngMessengerKidscóthựcsựtạoramôitrườngantoànchotrẻnhỏnhưFacebooktuyênbốkết quả bóng đá ý đêm qua khi Internet bắt đầu phổ biến và lan rộng tại Hoa Kỳ, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật bảo vệ quyền riêng tư trực tuyến cho trẻ em (COPPA). Trong đó có điều khoản cấm trẻ em dưới 13 tuổi tiết lộ thông tin cá nhân của mình mà không có sự cho phép từ phía cha mẹ. Vì mức phạt khá cao nên đa số các nhà cung cấp Internet đều không cho phép những đối tượng trẻ em trên đăng ký dịch vụ của họ.
Tuy nhiên trong thực tế vẫn có không ít trẻ tiếp tục tham gia sử dụng nhiều loại hình dịch vụ trực tuyến. Và nếu các công ty điều hành những mạng xã hội lớn nhất hiện nay vẫn kiên quyết nghiêm chỉnh chấp hành đạo luật trên thì vẫn còn đó rất nhiều đối thủ nhỏ lẻ khác sẵn sàng nhảy vào thâu tóm nhóm đối tượng khách hàng hùng hậu này.
Và đó chính là lý do Facebook ra mắt Messenger Kids - ứng dụng trò chuyện cho trẻ em từ 6 đến 12 tuổi và sẽ sớm có mặt trên App Store. Ứng dụng này cung cấp video cũng như nhiều đoạn hội thoại ngộ nghĩnh cho trẻ, đồng thời kiểm soát chặt chẽ các đối tượng mà trẻ có thể nhắn tin, tương tác. Ngoài ra, Messenger Kids còn sở hữu nhiều nhãn dán, hiệu ứng vui nhộn như mặt nạ, ảnh động, sticker, bộ lọc… để trẻ sử dụng.
Facebook cho biết đây là món quà họ muốn dành cho các bậc phụ huynh, những người có con nhỏ thích sử dụng công nghệ nhưng lại muốn tránh xa các nền tảng không an toàn và khó kiểm soát.
Đại diện Facebook cho biết: “Rất nhiều trẻ em sử dụng mạng xã hội và các ứng dụng trò chuyện để giải trí. Vì thế, nếu chỉ quá tập trung vào vấn đề bảo mật người dùng sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm của trẻ và khiến chúng tìm đến các nền tảng khó kiểm soát khác. Chúng tôi tin rằng Messenger Kids sẽ tạo ra một môi trường lành mạnh để trẻ em có thể vui chơi một cách an toàn”.
Vậy những nền tảng nguy hiểm ở đây là gì? Một khảo sát của TheVerge trên Twitter cho biết các dịch vụ nhắn tin mà trẻ em ưa chuộng nhất đến từ Apple (iMessage, FaceTime) và Google (Hangouts). Trong số đó, rất nhiều trẻ mới chỉ có 6 tuổi. Và với tầm nhìn của Facebook, chẳng có lý do gì họ lại không “góp vui” trên thị trường đầy tiềm năng này.
Tuy nhiên, đội ngũ giám đốc của Facebook lại chưa một lần nào nêu rõ mục đích cụ kinh doanh thể của Messenger Kids. Ngoài thông tin nó sẽ không chứa quảng cáo ra thì Facebook không hề tiết lộ phương thức kiếm tiền thông qua ứng dụng này là gì, và cũng không giải thích những dữ liệu gia đình mà họ thu thập sẽ được sử dụng thế nào hay liệu các bậc phụ huynh có được truy cập vào kho dữ liệu đó hay không. Tất cả vẫn chỉ là ẩn số.
Đối với iMessage hay Hangouts, trẻ em có thể tự tạo tài khoản của mình (hoặc sử dụng tài khoản có sẵn của cha mẹ) và chỉ cần tiết lộ rất ít thông tin cá nhân của mình cho Apple hay Google. Còn với Messenger Kids, cha mẹ sẽ là người tạo tài khoản cho con của mình, thiết lập các mối quan hệ gia đình trong ứng dụng này và xây dựng biểu đồ xã hội của trẻ bằng cách thêm vào các địa chỉ liên hệ.
Điểm đáng lưu ý là Facebook yêu cầu họ phải cung cấp tên thật của trẻ dù cho biết hãng không hề muốn đưa những tài khoản “con” này thành một hồ sơ thực sự trên Facebook và khẳng định toàn bộ dữ liệu thu được chỉ để phục vụ mục đích quảng cáo. Khi lượng thông tin thu về đã đủ lớn, Facebook sẽ cung cấp tính năng chuyển những tài khoản “con” thành tài khoản độc lập chính thức khi trẻ đủ 13 tuổi.
Tuy nhiên, mọi chuyện sẽ đơn giản hơn rất nhiều nếu cha mẹ chỉ cần điền một biệt danh, biểu tượng hay hình ảnh vu vơ nào đó thay vì phải khai tên thật của con mình. Họ thậm chí còn có thể tạo một tài khoản “khách” với nhiều giới hạn quyền truy cập ngay trong tài khoản chính của mình và để trẻ sử dụng.
Về vấn đề này, phát ngôn viên của Facebook cho biết hãng luôn “khuyến khích” chứ không bắt buộc cha mẹ phải điền tên thật của trẻ. Đây là chính sách nhằm kết nối tối đa mọi người với nhau hơn.
Bên cạnh đó, Apple và Google có những phương pháp riêng để kiếm lợi nhuận từ thị trường trẻ nhỏ mà nổi bật nhất là bán phần cứng cho trường học của trẻ. Họ cung cấp các công cụ giúp quá trình học của trẻ trở nên dễ dàng, đơn giản hơn và cũng là hình thức thương mại công bằng hơn.
Ngược lại, Facebook chỉ đơn thuần đưa vào những video, văn bản từ các nguồn khác vào ứng dụng trò chuyện của mình để trẻ có thể giải trí. Chính điều này đã làm dấy lên sự lo sợ của các bậc phụ huynh bởi con em mình có thể biến thành “con mồi” bất cứ lúc nào. Trong thời gian gần đây, vấn đề lạm dụng trẻ em đang ngày càng trở nên nghiêm trọng và những câu chuyện đáng sợ vẫn liên tục diễn ra trên toàn thế giới.
Ví dụ, mới đây một người mẹ đã “tá hỏa” khi phát hiện ra đoạn trò chuyện trực tuyến trong một trò chơi điện tử giữa đứa con trai 7 tuổi của mình với một người đàn ông trưởng thành lạ mặt. Ban đầu chỉ là những câu hỏi thân thiện, đơn giản như đội thể thao mà cậu bé này yêu thích là gì. Nhưng dần dần, người đang ông kia đã “dụ dỗ” cậu miêu tả ngoại hình của mình, và cuối cùng là yêu cầu cậu gửi ảnh chân dung cho ông ta xem.
Facebook bào chữa rằng họ đã tham khảo ý kiến của hàng nghìn phụ huynh trước khi chính thức triển khai dự án Messenger Kids. Ứng dụng này ra đời hoàn toàn với mục đích tốt và được các chuyên gia tại Hội Phụ huynh và Giáo viên Hoa Kỳ (PTA) xác nhận. Tuy nhiên, PTA đã lên tiếng phủ nhận thông tin trên và cho biết họ không hề hỗ trợ bất kỳ sản phẩm thương mại nào.
Việc sử dụng mạng xã hội không đúng cách rất có thể sẽ dẫn đến những kết quả tiêu cực không lường trước được. Đã rất nhiều lần Facebook không nắm bắt, quản lý được cách người dùng sử dụng các công cụ nhắn tin cá nhân để truyền tải những thông tin sai lệch. Và giờ đây họ lại mang chính sai lầm ấy đến với thị trường trẻ nhỏ.
Có thể nói, thành công ngày nay của Facebook đến từ quá trình dài tìm kiếm và vượt qua giới hạn về nhu cầu chia sẻ của người dùng. Và để xây dựng một hệ thống tương tự dành cho trẻ nhỏ với ưu tiên hàng đầu về tính an toàn chắc chắn cũng sẽ không phải là chuyện một sớm một chiều.
Theo GenK