Tiếp nối thành công ở lần tổ chức đầu tiên vào tháng 6/2018,àiXuânHinhgópmặttạiNgàyhộitinhhoađạoMẫuViệnhận định juve tối ngày 11/1, tại Nhà hát Chèo Việt Nam, Viện Nghiên cứu và phát triển Đạo Mẫu Việt Nam tổ chức chương trình “Ngày hội tụ tinh hoa đạo Mẫu Việt Nam lần thứ 2”. |
Chương trình diễn ra các hoạt động như triển lãm ảnh “Nét đẹp trong Tín ngưỡng thờ Mẫu”; Chương trình nghệ thuật mô phỏng lại 6 giá hầu tiêu biểu gồm Quan Đệ Ngũ, Chầu Bé, Ông Hoàng Mười, Cô Chín, Cô Bé và Cậu Bé. |
Trình diễn trang phục hầu đồng có sự tham gia trình diễn của các nghệ sĩ Xuân Hinh, Thanh Long, Trọng Quỳnh, Quế Vân… |
Trong suốt chiều dài lịch sử người Việt, thời kỳ xã hội nào cũng được kiến tạo trên nền tảng chính là gia đình. Trong đó, hình ảnh của người phụ nữ - người Mẹ luôn được trân trọng và đề cao. Đối với một đất nước nông nghiệp, nền canh tác lúa nước và xã hội mang dấu tích mẫu hệ có dấu ấn to lớn của người phụ nữ, chính vì thế hình tượng người Mẹ dần đi sâu vào đời sống văn hoá nghệ thuật, tinh thần, tín ngưỡng và tâm thức của mỗi người Việt. |
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - hay còn gọi là tín ngưỡng thờ Mẫu ra đời từ rất sớm, thoả mãn tâm lý của người nông dân mong cầu phồn thực, sự sinh sôi nảy nở. Mẫu là người Mẹ về tâm linh, hiện thân che chở cho tinh thần của mỗi người con Việt. Tín ngưỡng thờ Mẫu ( mẹ ) như đấng bảo trì cho những tín đồ và niềm tin của tín đồ về thế giới thực tại, nơi con người cần có sức khoẻ, trí tuệ tiền tài và quan lộc. Với đặc tính mang đậm màu sắc dân tộc, dân gian, truyền thống của mình, tín ngưỡng được xây dựng dựa trên những thần tích, huyền thoại và truyền thuyết. |
Trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt có 36 giá đồng gắn liền với 36 bài hát văn ca ngợi đất nước non xanh núi biếc, ca ngợi những người anh hùng dân tộc đã hoá thân thành các bậc thánh thần, đi kèm 36 bộ trang phục dân tộc rực rỡ sắc màu cùng vô số những sản vật truyền thống của quê hương. Vậy nên, tín ngưỡng thờ Mẫu và các hình thức hầu đồng ẩn chứa những giá trị văn hoá nghệ thuật vô cùng phong phú, là kho tàng về thánh linh đi kèm với các hình thức văn học truyền miệng và diễn xướng. Nghi lễ hầu đồng đầy uy nghi, sang trọng, tràn ngập niềm vui và nét đẹp trong không gian tâm linh độc đáo chính là một bảo tàng sống của văn hoá truyền thống Việt Nam. |
Đặc biệt trong khuôn khổ chương trình, BTC cũng tổ chức trao kỷ niệm chương cho các tác giả tham gia chương trình. Dự kiến chương trình sẽ được phát sóng trên kênh truyền hình VTC trong dịp Tết Nguyên đán. |
Tình Lê