TheọngthươngmạiđiệntửcủaTikTokgặpcảntạkqbd uto Bộ trưởng Thương mại Zulkifli Hasan, Indonesia sẽ cấm các công ty truyền thông xã hội cho phép thanh toán ngay trên nền tảng của họ. Động thái đồng nghĩa nền tảng sẽ chỉ có thể quảng cáo sản phẩm chứ không thể thực hiện các giao dịch trực tiếp.
Đây là một phần của các quy định thương mại mới được thắt chặt có thể được Bộ Thương mại Indonesia đưa ra trong tuần này. Chính sách nhằm giúp 64,2 triệu doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa của Indonesia - đóng góp 61% tổng sản phẩm quốc nội – tránh khỏi bị các công ty thương mại xã hội vắt kiệt.
Hiện tại, TikTok là công ty truyền thông xã hội duy nhất cho phép giao dịch thương mại điện tử trực tiếp trên nền tảng của mình.
Indonesia là thị trường đầu tiên và lớn nhất của TikTok Shop. Mua sắm trực tuyến trở thành tính năng phát triển nhanh nhất của ứng dụng với lượng người dùng ngày một tăng. TikTok đang đặt cược vào Indonesia để qua đó mở rộng sang các thị trường mua sắm trực tuyến khác, bao gồm cả Mỹ.
Với quy định mới, Indonesia sẽ là nước đầu tiên trong số các quốc gia ở Đông Nam Á chống lại TikTok.
Giải quyết cuộc xung đột với Indonesia sẽ là mấu chốt đối với TikTok khi các chính phủ trên toàn thế giới nhìn vào cách quốc gia lớn nhất Đông Nam Á kiềm chế mảng kinh doanh thương mại điện tử đang phát triển của công ty Trung Quốc. Chỉ vài tháng trước, TikTok thông báo sẽ đầu tư hàng tỷ USD vào nước này.
Nền tảng phản đối chính sách được đề xuất, tranh luận việc tách bạch mạng xã hội và thương mại điện tử không chỉ ảnh hưởng đến đổi mới mà còn gây bất lợi cho hàng triệu người bán hàng và người tiêu dùng Indonesia. Một số người dựa vào TikTok để kiếm kế sinh nhai.
“Thương mại xã hội sinh ra để giải quyết vấn đề thực tế đối với những người bán hàng nhỏ lẻ truyền thống bằng cách ghép nối họ với những nhà sáng tạo địa phương, những người có thể giúp gia tăng lượt truy cập đến cửa hàng trực tuyến của họ”,TikTok giải thích. “Dù tôn trọng quy định và luật pháp địa phương, chúng tôi hy vọng quy định sẽ xem xét đến tác động tới cuộc sống của hơn 6 triệu người bán hàng và gần 7 triệu nhà sáng tạo liên kết đang dùng TikTok Shop”.
Các nhà bán lẻ trực tuyến như Shopee, Tokopedia có thể hưởng lợi nếu TikTok Shop bị hạn chế. Shopee cũng dựa vào sản phẩm làm đẹp và chăm sóc cá nhân để thu hút khách hàng.
Tại Indonesia, Tokopedia có 34 triệu người dùng tích cực hàng tháng (MAU), Shopee có 138 triệu và Lazada có 37 triệu, tính đến tháng 8/2023.
(Theo SCMP)