Khi xung đột với Nga chuẩn bị bước sang năm thứ 4,âuÂucạnnguồncungvũkhíkết quả trận parma Ukraine vẫn phải dựa vào các đồng minh phương Tây để có được vũ khí tiên tiến đối phó Nga. Tuy nhiên, các nước châu Âu đang phải tìm cách tiếp cận mới, khi họ đã vét sạch kho dự trữ để chuyển cho Ukraine, trong khi tốc độ sản xuất mới không thể bắt kịp mức tiêu thụ của Kiev trên chiến trường. Cách tiếp cận này được gọi là "Mô hình Đan Mạch" do Copenhagen phát triển hồi đầu năm nay, được kỳ vọng sẽ giúp Ukraine nhận vũ khí nhanh hơn và nhiều hơn so với chờ đợi châu Âu tự sản xuất. Theo cách làm mới, châu Âu sẽ tài trợ tiền cho chính phủ Ukraine để ký hợp đồng với nhà sản xuất vũ khí của nước này. Khi được rót tiền, các công ty Ukraine có thể sản xuất tên lửa tầm xa và máy bay không người lái để chống lại Nga. Kiev sẽ giới thiệu danh sách các công ty tiềm năng, sau đó giới chức châu Âu sẽ thẩm định trước khi ký hợp đồng sản xuất. Giới quan sát đánh giá chính sách này là khả thi, khi ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine đang hoạt động chưa tới 30% công suất tiềm năng do thiếu kinh phí. Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch Troels Lund Poulsen cho biết Na Uy, Thụy Điển và Litva đã đóng góp tiền cho mô hình, trong khi nhiều nước khác bày tỏ quan tâm. Đức áp dụng cách tiếp cận tương tự và Hà Lan đã ký hợp đồng sản xuất vũ khí trực tiếp với các công ty Ukraine. |