Washington,ữngđiểmthenchốttrongchínhsáchcủaNgavềvũkhíhạtnhânchiếnthuậtỉ số trận ngoại hạng anh Kiev và các đồng minh phương Tây lo ngại Nga có thể sử dụng các vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Ukraine, sau khi Tổng thống Putin và các quan chức cấp cao khác của Nga tuyên bố nước này đã sẵn sàng sử dụng tất cả kho vũ khí khổng lồ của mình để phòng thủ.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu hồi giữa tháng 8 đã bác bỏ các quan ngại trên, đồng thời giải thích rằng không mục tiêu nào trong chiến dịch đặc biệt của Moscow ở Ukraine cho phép làm như vậy.
Học thuyết của Nga về hạt nhân
Khi được hỏi về khả năng Nga sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Ukraine, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 17/9 hồi đáp hãng thông tấn RIA Novosti: "Hãy đọc lại học thuyết, mọi thứ đã được viết rõ ràng ở đó”.
Theo quan điểm của Nga về hạt nhân, Moscow chỉ có quyền sử dụng vũ khí nguyên tử "để đáp trả việc sử dụng hạt nhân và các vũ khí hủy diệt hàng loạt khác chống lại Nga hoặc các đồng minh", cũng như "để đáp trả một cuộc tấn công thông thường đe dọa sự tồn tại của nhà nước Nga".
Bản cập nhật mới nhất cho học thuyết, ban hành năm 2020 đã nêu rõ thêm 2 kịch bản về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân. Một là trong trường hợp Moscow nhận được "thông tin đáng tin cậy" về việc bắn tên lửa đạn đạo nhắm vào lãnh thổ của Nga hoặc các đồng minh. Hai là một cuộc tấn công vào "cơ sở hạ tầng quan trọng kiểm soát vũ khí hạt nhân", có khả năng vô hiệu hóa biện pháp răn đe.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật là gì?
Các học giả và các nhà đàm phán kiểm soát vũ khí đã mất nhiều năm tranh cãi về cách định nghĩa vũ khí hạt nhân chiến thuật (TNW). Về cơ bản, đó là những vũ khí hạt nhân được sử dụng cho những lợi ích chiến thuật cụ thể trên chiến trường, thay vì phá hủy các thành phố lớn nhất của một đất nước.
Không mấy ai biết chính xác Nga có bao nhiêu TNW vì đây là vấn đề được giữ bí mật từ thời Chiến tranh Lạnh. Song, theo Reuters, Nga rõ ràng có ưu thế lớn về số lượng TNW so với Mỹ và liên minh quân sự xuyên Đại Tây Dương NATO. Washington tin, Nga đang có khoảng 2.000 đầu đạn chiến thuật hoạt động được, nhiều gấp 10 lần so với Mỹ.
Các đầu đạn này có thể được lắp đặt cho nhiều loại tên lửa, ngư lôi và bom trọng lực do hải quân, không quân hoặc các lực lượng trên mặt đất sử dụng. Chúng thậm chí có thể được đưa đến một khu vực và kích nổ.
Mỹ có khoảng 200 vũ khí như vậy với một nửa trong số đó được triển khai tại các căn cứ ở châu Âu. Ví dụ, các quả bom hạt nhân B61 dài gần 3,7m, với sức công phá tương đương từ 300 – 170.000 tấn thuốc nổ TNT, đang được cất trữ tại 6 căn cứ không quân trên ở Italia, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Bỉ và Hà Lan.
Quả bom Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật vào năm 1945 có sức công phá tương đương khoảng 15.000 tấn thuốc nổ TNT.
Ai có quyền ra lệnh phóng TNW của Nga?
Theo học thuyết hạt nhân của Nga, tổng thống là người có quyền quyết định tối cao về việc sử dụng vũ khí hạt nhân, cả chiến lược và phi chiến lược.
Một chiếc cặp điều khiển hạt nhân có tên "Cheget" (được đặt theo tên của núi Cheget thuộc dãy núi Caucasus) luôn được tùy tùng mang theo bên cạnh Tổng thống Nga. Nhiều nguồn tin nói, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov cũng được trang bị những chiếc cặp như vậy.
Về cơ bản, chiếc cặp là một công cụ liên lạc, kết nối tổng thống với các tướng lĩnh quân đội Nga và từ đó với các lực lượng tên lửa thông qua mạng chỉ huy và điều khiển điện tử "Kazbek" tuyệt mật. Kazbek hỗ trợ một hệ thống khác được gọi là "Kavkaz".
Đoạn phim do kênh truyền hình Zvezda của Nga công chiếu vào năm 2019 cho thấy một trong những chiếc cặp hạt nhân với một loạt các nút bấm. Trong phần gọi là "ra lệnh" có hai nút gồm nút "khởi chạy" màu trắng và nút "hủy" màu đỏ. Theo Zvezda, chiếc cặp được kích hoạt bằng một thẻ flashcard đặc biệt.
Nếu Nga cho rằng nước này đang phải đối mặt với một cuộc tấn công hạt nhân chiến lược, tổng thống, thông qua chiếc cặp, sẽ gửi lệnh khởi động trực tiếp tới trung tâm chỉ huy của Bộ Tổng tham mưu và các đơn vị chỉ huy quân dự bị nắm giữ mã hạt nhân. Những lệnh như vậy nhanh chóng được chuyển qua các hệ thống thông tin liên lạc khác nhau tới các đơn vị tên lửa chiến lược để nhắm bắn vào mục tiêu.
Nếu việc Nga bị tập kích bằng hạt nhân được xác nhận, ông Putin có thể kích hoạt biện pháp cuối cùng gọi là hệ thống "Bàn tay chết" hay "Perimetr", trong đó về cơ bản, máy tính sẽ quyết định ngày tận thế. Một tên lửa điều khiển sẽ được dùng để ra lệnh tổng tấn công hạt nhân từ khắp kho vũ khí khổng lồ của Nga.
Việc triển khai lệnh TNW diễn ra thế nào?
Dù nhiều thủ tục chỉ huy hạt nhân vẫn được giữ bí mật nghiêm ngặt, nhưng quy trình ra lệnh tấn công bằng TNW được cho là tương tự như một vụ triển khai vũ khí chiến lược thông thường. Song, giữa chúng cũng có những điểm khác biệt.
Khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, Nga nắm trong tay khoảng 22.000 TNW trong khi Mỹ sở hữu gần 11.500 TNW. Hầu hết số vũ khí này hiện đã được tháo dỡ hoặc đang chờ được tháo dỡ. Những TNW còn lại của Nga đang được cất giữ tại ít nhất 30 căn cứ quân sự và hầm chứa dưới sự kiểm soát của Tổng cục 12 thuộc Bộ Quốc phòng, do ông Igor Kolesnikov đứng đầu và là người báo cáo trực tiếp với Bộ trưởng Quốc phòng.
Để chuẩn bị cho một cuộc tấn công TNW, nhiều khả năng ông Putin sẽ tham khảo ý kiến của các đồng minh cấp cao từ Hội đồng An ninh quốc gia trước khi ra lệnh.
Các cơ quan tình báo phương Tây đang theo dõi sát sao để phát hiện những động thái như trên hay sự thay đổi tư thế của các lực lượng hạt nhân Nga và cả những điều chuyển bất thường của quân đội Nga ra khỏi bất kỳ mục tiêu tiềm năng nào ở Ukraine.
Các nhà phân tích phương Tây tin, nếu Moscow định triển khai TNW, để đề phòng phản ứng của Mỹ và các đồng minh, họ sẽ điều các tàu ngầm ra biển, đặt các lực lượng tên lửa trong tình trạng báo động toàn diện và các máy bay ném bom chiến lược sẽ ở tư thế sẵn sàng cất cánh rõ thấy tại các căn cứ.
Theo Hans Kristensen, giám đốc dự án thông tin hạt nhân tại Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, ông Putin cũng có thể muốn một quá trình diễn ra chậm rãi để “Ukraine và phương Tây toát mồ hôi khi chứng kiến các khâu chuẩn bị của họ”.
Ai có thể can ngăn?
Phần lớn phụ thuộc vào quân đội Nga, lực lượng báo cáo cuối cùng cho tổng thống và cũng là tổng tư lệnh tối cao của họ.
Reuters đề cập đến một tiền lệ “ngàn cân treo sợi tóc”, khi vào nửa đêm ngày 26/9/1983, hệ thống cảnh báo của Liên Xô đã phát hiện những gì được coi là 5 vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Mỹ nhằm vào Nga. Các máy tính của Liên Xô kết luận, Mỹ đã bắt đầu một cuộc tấn công hạt nhân.
Tuy nhiên, Trung tá Stanislav Petrov, 44 tuổi, ở một boong-ke bí mật ở phía nam Moscow quyết định rằng các máy tính đã nhầm lẫn.
Tuấn Anh
Nga đang sở hữu bao nhiêu vũ khí hạt nhân?Mỹ và phương Tây nhiều lần bày tỏ quan ngại về việc Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh cho lực lượng răn đe hạt nhân của nước này trong tình trạng báo động cao.
顶: 85376踩: 2724
评论专区