TheợptácvớiBộYtếmạngxãhộiViệtlậpkênhtruyềnthôngchínhthốngdịnhận định trận sporting lisbono đại diện mạng xã hội Gapo, với vai trò và sứ mệnh là một mạng xã hội có nhiều đóng góp tích cực cho cộng đồng, Gapo ngay từ những ngày đầu dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 bùng phát đã xác định các việc cần làm. |
Theo đại diện mạng xã hội Gapo, với vai trò và sứ mệnh là một mạng xã hội có nhiều đóng góp tích cực cho cộng đồng, Gapo ngay từ những ngày đầu dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 (nCoV) bùng phát đã xác định các việc cần làm. Cụ thể, trong thời gian diễn biến dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 (nCoV), số người dùng mạng xã hội Gapo tăng hơn 25% so với thời gian trước đó, phần lớn đến từ nhóm học sinh trung học và sinh viên.
Ngoài ra, hashtag #viruscorona leo top trending trên Gapo trong nhiều tuần liên tiếp. Thời gian người dùng online và tương tác trên Gapo tăng mạnh với 15.000 chia sẻ và 2 triệu thảo luận liên quan đến dịch bệnh.
Bên cạnh đó, đại diện Gapo cho biết, Cổng thông tin của Bộ Y tế đã chính thức được mở trên Gapo, thông báo đến người dùng tin tức cập nhật chính xác về diễn biến của dịch bệnh cũng như cách phòng bệnh hữu hiệu.”Các bài chia sẻ được cập nhật liên tục hàng ngày với tần suất 1-5 bài/ngày. Trung bình mỗi bài chia sẻ có khoảng 500-700 lượt tương tác cùng xấp xỉ 1.000 lượt xem”, đại diện Gapo nói.
Cổng thông tin của Bộ Y tế đã chính thức được mở trên Gapo, thông báo đến người dùng tin tức cập nhật chính xác về diễn biến của dịch bệnh cũng như cách phòng bệnh hữu hiệu. |
Chưa dừng lại ở đó, trang “Hiệp sĩ chống Corona” trên Gapo cập nhật liên tục mỗi ngày thông tin về dịch bệnh từ các báo uy tín trong nước, gửi tin nhắn qua inbox cho người dùng về cách phòng chống dịch bệnh.
Thời gian tới, Gapo sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống dịch bệnh theo lời khuyên của y bác sĩ, sàng lọc thông tin dẫn nguồn từ các báo chính thống trong nước gửi đến người dùng, vừa để người dùng nâng cao tinh thần phòng bệnh, vừa để giảm tránh tình trạng “nhiễu” thông tin và tâm lý hoang mang lo sợ.
Còn trên mạng xã hội Zalo, cuối tháng 2/2020, Bộ Y tế đã tích hợp trợ lý ảo (Chatbot) tra cứu thông tin Covid-19. Việc ra mắt tính năng này giúp tránh tình trạng người dân đổ dồn về các cơ sở y tế tuyến trên gây quá tải trong khám sàng lọc những trường hợp nghi nhiễm bệnh Covid-19.
Bộ Y tế cho biết chatbot nhằm giúp người dân cập nhật thông tin về dịch bệnh một cách đơn giản và dễ dàng nhất.
Để tra cứu cơ sở y tế gần nhất, người dân vào Zalo của Bộ Y tế, bấm “Covid-19”, chọn “Bệnh viện tiếp nhận” và nhấn “Chia sẻ vị trí”. Chatbot Zalo sẽ tự động xác định vị trí người dùng và gợi ý địa chỉ cơ sở y tế gần nhất, kèm theo số điện thoại và địa chỉ. Danh sách cơ sở y tế tiếp nhận, cách ly và điều trị người nhiễm virus Covid-19 cũng được chatbot cung cấp khi người dân nhập mã biển số xe hoặc tên địa phương.