搜索

Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp: Lắm khi thắt lòng và nghĩ... Hà Nội của tôi, thế là hết!_ty le keo truc tuyen

发表于 2025-01-11 10:32:48 来源:Fabet

“Nếu có sợ,ĐạodiễnNguyễnHoàngĐiệpLắmkhithắtlòngvànghĩHàNộicủatôithếlàhếty le keo truc tuyen thì là tôi sợ Hà Nội của tôi không ai làm phim nữa. Những người là hiện tại và tương lai của điện ảnh thì đi hết rồi, giờ lắm khi tôi thắt lòng và nghĩ... Hà Nội của tôi, thế là hết!” – đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp.

Làm phim vui lắm, suốt ngày bị quỵt

- Chị đã bỏ nhiều năm tháng tuổi trẻ với phim ảnh, từ làm đạo diễn các bộ phim truyền hình cho giới trẻ đến làm nhà sản xuất cho “Bi đừng sợ”, rồi hành trình tự tìm nguồn tiền để làm phim đầu tay “Đập cánh giữa không trung”. Quãng thời gian nào trong suốt hành trình đó làm chị nhớ nhất?

Tôi không quên bất cứ chặng nào mình đã qua. Và việc đó cũng không làm bộ nhớ của tôi bị chật chội đâu, tôi để chúng ở đó. Như những cuốn sách mình cần tra cứu bất cứ lúc nào. Khi còn là sinh viên năm thứ ba, tôi về kênh truyền VietNamNet TV. Ở đó, tôi được làm đủ thứ: chương trình giải trí âm nhạc, điện ảnh, tạp chí phổ biến kiến thức ẩm thực, làm đẹp, du lịch...phim tài liệu ngắn với đủ đề tài thuộc loại nhạy cảm nhất lúc bấy giờ, hay dở thì chả dám nói nhưng học thì vài bồ kiến thức.

{keywords}

Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp

Lạ là lúc ấy, sếp của tôi đặt lòng tin vào một sinh viên năm thứ ba, tính khí khá thất thường, giao vào tay tôi nào tiền nào máy móc, cũng chả nhiều nhưng... với tôi lúc đó nó kinh khủng lắm. Tôi gắn với VietNamNet TV như hình với bóng, lúc nào cũng thấy tôi đang quay, đang dựng, đang thu tiếng hoặc đang nằm ngủ trong một cái thùng các tông...

2-3h sáng tôi ngồi tán phét với các cô gái xinh đẹp bên khách sạn ngay cạnh, rồi tụi họ cho tôi số xe ôm nữ thân, để tôi có người chở về nhà. Nhà tôi lúc ấy cạnh một cánh đồng hoang, chả có gì ngoài mấy ngôi mộ... xe ôm nữ chở mình về một lần, vĩnh viễn không bao giờ nghe máy nữa.

Nhớ lại thì, sau khi tôi làm việc đâu đó được vài tháng, tôi đã ký hợp đồng dài hạn – một kiểu vào biên chế đấy, bố mẹ tôi sung sướng cứ gọi là, tôi thì xa lạ với cơ chế nhà nước nên chả hiểu cái biên chế đó nó quan trọng làm sao... Sau này đi làm ở vài cơ quan, mình chuyển sổ bảo hiểm cho họ, chỗ nào cũng thắc mắc ở điểm sao tôi lại vào biên chế khi chưa có bằng đại học!

Còn làm phim, phim nào cũng là một bài học mình cần học, cần hoàn thành, dù trung bình hay xuất sắc, thì nó là một cấp bậc rất quan trọng nếu mình xác định theo nghề nghiệp này một cách lâu dài. Tôi làm phim vui lắm, suốt ngày bị quỵt mà vẫn rất vui, nhờ làm phim tôi có tất cả: đồng nghiệp, bạn thân trong số những đồng nghiệp – cái này cực quan trọng nhé, diễn viên thân thiết, kiến thức, ý chí, sự thăng trầm, đôi khi sự tuyệt vọng cũng là một bài học cực quan trọng cho mình... Hay như cái huân chương “Hiệp sĩ Nghệ thuật và văn chương” của Chính phủ Pháp này chẳng hạn, nếu không có phim thì không có hiệp sĩ Điệp béo đâu!

- Những vất vả của những năm “nằm gai nếm mật” đi tìm tiền để làm “Đập cánh giữa không trung” giờ nghĩ lại chị có thấy ớn không?

Ớn! Và đôi khi cái ớn là tôi cứ phải nghe những câu hỏi tương tự, như thể, cái việc kiếm tiền đó nó chỉ đơn giản là một việc kiếm tiền vậy... Mà thôi, cứ nghĩ nó là một việc kiếm tiền cũng được. Tôi cũng chả nên giải thích quá nhiều, việc nó cần cho người cần thôi.

- Hỏi thật chị, giờ đã có chút danh tiếng, chị có còn đủ kiên nhẫn để bỏ 3-5 năm ra làm một bộ phim như “Đập cánh giữa không trung”?

Tôi đang làm đây! Thật ra mình có lựa chọn nào đâu? Thời gian là thứ tối thiểu mình có thể bỏ ra mà sự băn khoăn cùng các điều kiện đi kèm tạm thời mình vẫn còn chịu đựng được. Tối qua, nói chuyện với chị Hà Trương, một nhà thiết kế thời trang rất tài năng, 2 chị em thế nào lại cùng từ trường Amsterdam mà ra... Chị Hà Trương bảo tôi, giờ bọn mình cũng gia đình, con cái, mà là gia đình nội ngoại 2 bên, làm sao bọn mình cứ bỏ ra nào thời gian, tâm sức, tiền bạc... như hồi mới chập chững được nữa? Làm sao bọn mình cứ một thân một mình làm mọi việc mà không ai trợ giúp, không ai ủng hộ thiết thực được nữa?

Tôi chả biết nói sao, chỉ thở dài nghĩ bụng, nhưng ngay cái lúc chị em mình nói ra điều này, chúng mình cùng hiểu, nếu ở đây, ở thành phố chúng mình vô cùng yêu quý này, chúng mình có lựa chọn nào đâu. À, lúc đó chúng tôi nói về chuyện, liệu chúng tôi có trở thành những người cuối cùng... “sống mãi với Thủ đô” .

{keywords}

"Liệu chúng tôi có trở thành những người cuối cùng... sống mãi với Thủ đô” - đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp chia sẻ.

Phim thương mại nào phải ngáo ộp đâu?

- Tại sao tôi lại hỏi câu trên với chị, bởi tôi thấy hành trình của tất cả các đạo diễn trẻ đi ra từ phim độc lập đều sẽ là đến với những bộ phim thương mại ngay sau những thành công đầu tiên ở các LHP danh tiếng. Chị chắc hẳn cũng đã có những lời mời làm phim thương mại?

Có. Không nhiều không ít. Làm phim thương mại, chuyển vào Sài Gòn, những lời mời thường là thế. Cũng có nhiều lời mời làm những phim theo chất art house hơn một chút. Nhưng câu chuyện ở đây không phải là phim thương mại hay phim nghệ thuật, kiếm tiền hay nghèo túng, tự làm hay có hậu thuẫn...

Câu chuyện ở đây là xu hướng và hạnh phúc trong thứ nghệ thuật mình đã lựa chọn. Bạn biết tôi đã từng làm phim truyền hình giờ vàng, rating cao rồi chứ, lúc đó tôi rất vui, rất hạnh phúc, nó là những câu chuyện, ý tưởng, nhân vật tôi thích. Tôi và ekip của mình chỉ dốc sức làm sao cho thật hay, thật mới lạ. Chứ chúng tôi tuyệt nhiên chưa khi nào có cái suy nghĩ, ôi, làm đại đi, sắp tới ta dồn sức cho phim nghệ thuật!

Bây giờ thì cũng vậy thôi, những lời mời đều có giá trị riêng, nhưng với tôi, dự án phim phải cho tôi cảm giác về phim, tôi có thể nhưng tôi không thích lao vào một dự án kinh tế - kinh doanh trá hình. Dù tôi học một cách bài bản, đủ kiến thức và kinh nghiệm để hiểu nghĩa của cụm từ công nghiệp điện ảnh!

Nơi nào cho tôi đủ khoảng không để tôi tin rằng mình và ê kíp được tự do sáng tạo, thoải mái bay bổng và theo đuổi điều mình yêu, nơi đó dù tên thương mại, tên hài, tên ca nhạc... tên gì cũng được. Tôi sẽ đập cánh!

- Nhiều người rất sợ tiếp xúc với phim thương mại, vì họ sợ cái guồng quay đồng tiền sẽ làm họ đánh mất mình. Họ sẽ dễ dãi và dễ thỏa hiệp hơn với những quan điểm làm nghề từ phía nhà sản xuất, nhà phát hành. Nếu là chị, chị có sợ đánh mất mình không khi bước chân vào thế giới của đồng tiền?

Ối trời, phim thương mại nào phải ngáo ộp đâu? Vấn đề là có đủ tài để được cái guồng máy ấy chấp nhận hay không í chứ. Tôi thi thoảng nói chuyện với mấy đạo diễn, chả làm phim gì, chả biết phim gì biết mỗi phim mình. Họ nói cứ như họ là tài năng kiệt xuất, rằng họ sợ cái bọn... phim thương mại kia (nếu họ hạ cố đồng ý làm) sẽ rẻ rúng hoá ước mơ và con người nghệ thuật của họ. Khổ, học chả lo học, làm thì... không làm được, xem phim và rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp bạn bè thì chả lo mà cứ nói như thế... chả “quá là ngáo đá”.

Tôi chả sợ tôi đánh mất mình. Như đã nói ở trên, nếu một dự án phim, hoặc một môi trường đủ để tôi tin rằng mình đang làm phim, không phải làm tiền! Thì tôi bay, và hoàn toàn không lo sợ. Thật ra tôi là kẻ sống theo lối cũ, đầu óc nhiều định kiến, tôi giữ mình rất giỏi. Và gia đình, bạn bè, đồng nghiệp thân chính là những mốc dấu để tôi neo mình vào. Bao giờ tôi tự neo tôi vào ngân sách, vào doanh thu, lúc đó có thể tôi cần lo, còn giờ con người và phim, hai cái neo đó, giúp tôi yên tâm bay lượn.

{keywords}

Lắm khi tôi thắt lòng và nghĩ... Hà Nội của tôi, thế là hết!

Hà Nội của tôi, thế là hết!

- Phải chăng chị lo sợ điều gì đó nên đến giờ này vẫn thấy chị đang tách mình ra khỏi cuộc sống tiền bạc của một đạo diễn với cách chị chọn, đi bán mùi hương, trồng cây, và khởi động dự án Cafe điện ảnh?

Nếu có sợ, thì là tôi sợ Hà Nội của tôi không ai làm phim nữa. Những người không làm được gì nữa thì nói quá nhiều về chuyện họ đã từng làm nhân danh phim. Những người là hiện tại và tương lai của điện ảnh thì đi hết rồi, giờ lắm khi tôi thắt lòng và nghĩ... Hà Nội của tôi, thế là hết!

Những điều tôi làm là những thứ tối thiểu tôi có thể làm cho những người cố thủ với Thủ đô. Chúng tôi xem những bộ phim hay, nói chuyện về nó, háo hức với nó... điều đó cho tôi cảm giác mình vẫn đang sống, phim vẫn đang tồn tại.

- Cách sống chậm chạp đó, hoài cổ đó, cho chị những cảm xúc gì? Và nó giúp gì cho chị trong quá trình hình thành, thai nghén những ý tưởng cho các bộ phim tiếp theo?

Nghe tôi nói chuyện bạn thấy tôi có vẻ yên bình và kiên định, chắc chắn lắm đúng không? Thực ra tôi là một mớ xáo trộn, lo lắng, hoài nghi. Cây cối và tinh dầu làm tôi cân bằng lại. Tôi cần một thứ gì đó để mình thật mạnh khoẻ, trong lành và nhiều hứng khởi, đó là con người tôi dành cho điện ảnh. Tôi phải dọn mình, phải chuẩn bị, dù điều kiện hiện nay không cho phép đâu. 

Nhưng tôi phải tìm ra cách nào đó, dẹp những âu lo nhọn hoắt vào một góc, trong một lúc, để mình viết, để mình dịch chuyển. Rồi khi không giữ được, bọn gai nhọn hiện thực nó sẽ xiên mình chứ, nhưng dù sao, lúc ấy việc chảy máu cũng không làm ảnh hưởng quá đến những gì mình chuẩn bị trước đó.

Đang cố thủ ở nơi tôi cho là an toàn

- Nói rộng ra đi, hiện có rất nhiều ý kiến bi quan cho nền phim ảnh nước nhà. Phim thương mại thì kém chất lượng. Phim nghệ thuật đến trên đầu ngón tay, vài năm mới có một phim. Có vẻ như tương lai điện ảnh Việt cũng u ám phải không chị?

Nghĩ u ám cũng chả ích gì bạn ạ, mọi chuyện đang vận động tích cực. Điện ảnh là “Vĩnh cửu”. Tôi làm việc ở Salon điện ảnh Cà phê thứ Bảy được một thời gian thì nhận ra, khán giả yêu phim vẫn còn đó, còn khán giả, còn phim bạn ạ. Còn phim là điều tối thiểu và rất tích cực. Tôi đang nói về những bộ phim chân chính đấy nhé!

{keywords}

Tôi đang cố thủ ở nơi tôi cho là an toàn - đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp

- Không u ám sao được? Nhiều ý kiến đánh giá nền phim ảnh Việt đương đại quá nghèo nàn. So với các nước khu vực xung quanh, chúng ta đang thua xa ngay cả Campuchia chứ chưa nói đến Thái Lan, Singapore. Chị thấy sao về nhận định này?

Kệ họ thôi, mình nghe để biết chứ không nghe để uất, cũng chả nghe để mua những u ám vào mình. Chúng mình là chiếc lá. “Việc của mình là xanh”!

- Với những người đã “trầy vi tróc vẩy” lặn ngụp trong thị trường phim ảnh Việt, họ bảo, nghề đạo diễn ở Việt Nam giờ bị coi thường quá, ai gặp cũng nói chuyện làm phim nhảm để kiếm tiền. Chẳng còn thấy được trân trọng, cũng không thấy tình yêu điện ảnh đặt ở đau giữa thị trường này? Là chị, nếu bị đặt mình trong môi trường đó, chị nghĩ gì và làm thế nào để có thể làm được những bộ phim tốt?

Thì tôi đang cố thủ ở nơi tôi cho là an toàn hơn một chút, để tạm thời chưa phải đối mặt với những điều bạn nói. Tôi tạm bằng lòng với việc đập cánh ở nơi trống vắng hơn để đỡ nhìn thấy quá nhiều điều có thể khiến mình buồn bã!

À, mà nhân tiện, nếu bạn coi trọng nghề nghiệp bạn đang làm, thì chả ai coi thường nó được hết. Còn nếu bạn 20 năm chả xem phim nào trừ mấy phim vớ va vớ vẩn xem lậu đâu đó, ngày dài chém gió, đêm thâu cày ruộng linh ta linh tinh. Chả làm phim nào ra hồn, nhưng cũng tự xưng tụng nó như tác phẩm để đời cứ đụng vào chê bạn thì bạn kêu bạn có được ai đầu tư đâu.

Rồi lại ra sức mai mỉa bọn bát nháo làm phim nhảm nhí, thị trường, mì ăn liền, bọn phim độc lập chả qua có tiền của quỹ làm phim ăn giải liên hoan chứ xem chả hiểu cái gì sất, tao mà có tiền như chúng nó, tao cũng làm được phim gấp 8 lần chúng nó đấy, nếu bạn mà “ngáo” đến như vậy, thì lẽ ra bạn phải tự coi thường bạn mới đúng chứ nhỉ? Sao đến lượt người khác!

Việt Anh

随机为您推荐
友情链接
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp: Lắm khi thắt lòng và nghĩ... Hà Nội của tôi, thế là hết!_ty le keo truc tuyen,Fabet   sitemap

回顶部