当前位置:首页 > Cúp C2

Sáng tạo từ Covid_kết quả trận az alkmaar

Khó khăn từ dịch bệnh Covid-19 là cơ hội cho thế hệ trẻ vận dụng sức lực,ángtạotừkết quả trận az alkmaar trí tuệ vào công tác phục vụ cộng đồng giải quyết những vấn đề đang diễn ra ngay tại môi trường sống của mình. Dưới sự dẫn dắt của thầy cô, các học sinh iSchool Quảng Trị đã thực hiện nhiều dự án học tập kết hợp hiệu quả ứng dụng công nghệ trực tuyến: “Giới thiệu Văn học dân gian Quảng Trị qua kết nối Skype với Yên Bái”, “Giới thiệu vẻ đẹp văn hóa Tết cổ truyền Việt Nam với bạn bè thế giới qua ứng dụng Skype” (kết nối với 37 lớp học - nhà giáo dục thuộc 18 quốc gia trên thế giới).

Đặc biệt, dự án “Ô nhiễm trắng - thực trạng và giải pháp” đã đạt giải nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học năm học 2019-2020 do Sở GD&ĐT Quảng Trị tổ chức. Các trường khác thuộc hệ thống giáo dục Nguyễn Hoàng cũng nỗ lực không ngừng để cho ra đời những sản phẩm, dự án phục vụ cộng đồng cũng như tuyên truyền thông điệp tích cực trong mùa dịch.

{keywords}
Dưới nét vẽ của một học sinh lớp 4, bức tranh tuyên truyền về phòng chống dịch Covid-19 của học sinh Phan Nguyễn An Bình là thông điệp tích cực cho những người xung quanh em.

 

{keywords}
 Thầy trò trường iSchool Hà Tĩnh ứng dụng kiến thức vào thực tiễn để điều chế nước rửa tay khô Nano bạc theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trước thực trạng khan hiếm sản phẩm này.

 

{keywords}

 Chuyến thiện nguyện mang tên “HOPE - Hy vọng” của các học sinh trường Quốc tế Bắc Mỹ (SNA) diễn ra vào tháng 2/2020 đã mang hơi ấm đến các cụ già neo đơn trong mùa dịch.

Service learning - học tập và rèn luyện với một cái tâm

Những dự án cộng đồng vốn không còn xa lạ trong chương trình giảng dạy của hệ thống giáo dục NHG, nơi gắn liền với triết lí giáo dục nhân bản, nuôi dưỡng con người vẹn toàn về trí tuệ lẫn tâm hồn.

Ở một số quốc gia phát triển phương Tây, học tập qua hình thức phục vụ cộng đồng đã được ứng dụng từ lâu dưới tên gọi “service learning” - học tập phục vụ cộng đồng. Đây một phương pháp giảng dạy và học tập có sự kết hợp với các hoạt động phục vụ cộng đồng, thông qua sự hướng dẫn của người dạy và sự tự phản ánh (reflection) của người học để từ đó làm giàu thêm những trải nghiệm học tập, giúp xây dựng trách nhiệm công dân và làm vững mạnh cộng đồng.

Th.S Huỳnh Văn Tiết - Giám đốc Chương trình iSchool Nam Sài Gòn cho biết: “Mô hình service learning được tích hợp nhuyễn với phương pháp Dạy học thông qua dự án (Project-Based Learning). Trong hầu hết các dự án học tập, giáo viên luôn khơi gợi các ý tưởng xuất phát từ các vấn đề trong thực tế để học sinh hình thành các “Dự án học tập”. Điều quan trọng là các “dự án học tập” này phải phù hợp với nội dung môn học, năng lực và kỹ năng của học sinh. Kết quả của các “dự án học tập” được cộng đồng sử dụng và lan tỏa.”

Theo Th.S Huỳnh Văn Tiết, hình thức service learning giúp học sinh có cơ hội hiện thực hóa những kiến thức lý thuyết tại trường lớp. Bằng việc kết hợp chặt chẽ các kiến thức từ nội dung môn học, học sinh hiểu được tính ứng dụng của mỗi bài học trong quá trình xây dựng mục tiêu, định hướng, kế hoạch của tình huống thực tế. Bên cạnh đó, phương pháp này còn xây dựng ý thức trách nhiệm ở mỗi học sinh với cộng đồng và hệ sinh thái nơi mình sinh sống.

Tỏa sáng sức mạnh của service learning thời đại 4.0

Trong thời điểm bùng phát dịch Covid-19, việc dạy và học online tại hệ thống NHG đã được triển khai kịp thời, đồng bộ và quyết liệt nhằm thực hiện tinh thần “Tạm dừng đến trường, không dừng học”. Điểm quyết định sự thành công của hình thức học trực tuyến tại NHG là nhà trường không chỉ nhận và gửi tài liệu một cách thụ động mà có sự tương tác, trao đổi thường xuyên với học sinh và phụ huynh.

Về những yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo qua hình thức trực tuyến, TS. Vũ Thị Phương Anh, Giám đốc Ban Đảm bảo chất lượng giáo dục NHG cho biết: “Yếu tố đầu tiên cần được chú trọng chính là chất lượng kỹ thuật để sự tương tác giữa thầy và trò không bị gián đoạn và chương trình học diễn ra đúng tiến độ. Yếu tố thứ hai là công tác đánh giá mức độ hài lòng về chất lượng giảng dạy qua việc trao đổi thường xuyên, chặt chẽ giữa nhà trường, học sinh và phụ huynh để có những cải thiện kịp thời. Yếu tố thứ ba là sự đồng hành, bám sát cùng gia đình để không chỉ đảm bảo kết quả học tập tốt mà còn phát triển toàn diện những kỹ năng mềm khác cho học sinh.”

{keywords}
 Trước những rào cản của dịch bệnh, trường Quốc tế Bắc Mỹ (SNA) liên tục cập nhật và trao đổi với phụ huynh để nắm bắt tình hình học tập của học sinh tức thời qua các ứng dụng công nghệ và các cuộc họp giữa phụ huynh và giáo viên.

Tận dụng tiềm năng của công nghệ thông tin, cả thầy và trò từ các trường học thuộc hệ thống giáo dục Nguyễn Hoàng đã thể hiện sự linh hoạt và khéo léo khi kết hợp học tập dựa trên dự án cộng đồng qua các công cụ phổ biến của Microsoft như Skype, Fliprid, Sway, MS Teams, MS Forms,… và các ứng dụng truyền thông thuận tiện cho trao đổi nhanh giữa thầy cô và học sinh như Facebook, Viber, Zalo,… nhằm giúp học sinh tiếp cận và ứng dụng kiến thức học được một cách triệt để và thiết thực nhất trong thời gian không thể đến trường. Sự cộng hưởng này đem lại những thành tựu tích cực đã và đang lan tỏa trong xã hội hiện nay.

{keywords}
Các học sinh và giáo viên UKA Bình Thạnh thể hiện điệu nhảy rửa tay theo ca khúc “Corona” được sáng tác bởi thầy Hoàng Bắc Động, giáo viên UKA Bình Thạnh. Tiết mục được phát sóng trong chương trình Thiếu Niên Nói trên kênh VTV3 và nhanh chóng lan tỏa trên mạng xã hội.

Với mục đích tối thượng của việc học là sự cống hiến tích cực cho thế giới, những hạt giống mà NHG ươm mầm đã bắt đầu hành trình thay đổi thế giới qua từng việc nhỏ đến cộng đồng mà chúng ta đang sống.

(Nguồn: Hệ thống giáo dục NHG)

分享到: