您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

Top 5 loại cá bình dân, quen thuộc với người Việt có tác dụng chữa bệnh_kết quả trận greuther furth

Cúp C137人已围观

简介Cá chépcó tên thuốc là lý ngư, nuôi phổ biến ở ao hồ, ruộng trũng. Loại cá nước ngọt này chứa nhiều ...

Cá chépcó tên thuốc là lý ngư,ạicábìnhdânquenthuộcvớingườiViệtcótácdụngchữabệkết quả trận greuther furth nuôi phổ biến ở ao hồ, ruộng trũng. Loại cá nước ngọt này chứa nhiều chất dinh dưỡng như axit béo omega-3, sắt, canxi, mangan, vitamin A, B, collagen. 

Theo Đông y, cá chép có vị ngọt, tính bình, tác dụng lợi niệu, hạ khí, tiêu thũng, an thai, thông sữa, giảm ho suyễn. Vảy cá tính bình, cầm máu. Mật cá vị đắng, tính lạnh, không độc, có tác dụng thông ứ, tốt cho mắt. Cá chép lành tính nên người già, người ốm đều có thể ăn được, bổ sung nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể. 

ca chep.jpg
Một số loại cá có thể dùng trong các bài thuốc. Ảnh minh họa: FOA

Cá trắmcòn gọi là thanh ngư, gồm trắm đen và trắm cỏ, được người dân nuôi ở hồ ao, sông, chủ yếu để lấy thịt. Mật cá trắm là vị thuốc được dùng từ lâu đời. Theo Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh, mật cá trắm trị tắc họng, mắt mờ, thường được dùng ngoài, rất ít dùng trong. 

Trong cuốnNhững cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Giáo sư Đỗ Tất Lợi khuyến cáo người dân không tự ý sử dụng mật cá trắm. Trên thực tế đã có một số trường hợp phải nhập viện sau khi ăn mật tươi hoặc ngâm rượu. Các triệu chứng ngộ độc xuất hiện nhanh (1-2 giờ sau khi sử dụng) gồm đau bụng, tiêu chảy, nôn nhiều. Nếu không chữa kịp thời, bệnh nhân có thể suy thận cấp, hôn mê. 

Cá diếc còn gọi là tức ngư, chứa nhiều dinh dưỡng và khoáng chất như canxi, phốt pho, vitamin B1. Cá diếc được khuyến khích dành cho những người bệnh lâu ngày, cơ thể suy nhược, ốm yếu, khí huyết bất túc khiến ăn uống kém, ợ chua, hoặc tỳ hư phù nề, tiểu tiện khó...

Cá chạchcó tên thuốc là du ngư sống ở dưới bùn, có nhiều nhớt trơn. Theo Đông y, loại cá này có vị ngọt, tính bình, không độc. Cá có tác dụng khu phong, lợi tiểu, chữa tiêu khát, giải say rượu, cường dương, bổ khí. 

Do có nhiều dinh dưỡng nên cá chạch còn được gọi là sâm nước. Trong 100g thịt cá có 16,9g đạm, 2g chất béo, 3,2g gluxit, 16,9mg canxi, 3,2mg sắt, 27mg phốt pho và các vitamin khác.  

Y học hiện đại cho rằng cá chạch bổ dưỡng, tăng sức đề kháng, lưu thông khí huyết, tăng các enzym tiêu hóa thức ăn, có ích cho chữa bệnh suy giảm sinh lực như hen suyễn, lao.

Cá mècó tên thuốc là phường ngư, vị ngọt, tính ấm, trơn nhầy, có tác dụng bổ não, tủy, nhuận phế, ích tỳ vị. Sách thuốc cổ ghi thịt cá mè trắng có tác dụng khai vị, hạ khí, điều hòa 5 tạng, chống hư huyết mạch, bổ gan, sáng mắt. Người cao tuổi ăn cá mè đều đặn chống được đau đầu, giảm trí nhớ, ho đờm, hen suyễn.

Tuy nhiên, người đang có mụn nhọt nên kiêng ăn cá mè. Cá mè tiềm ẩn lượng ấu trùng sán lá gan cao nên không ăn gỏi, chưa nấu chín kỹ. 

Top 4 dược liệu 'lấy độc trị độc' được Bộ Y tế nêu tên

Top 4 dược liệu 'lấy độc trị độc' được Bộ Y tế nêu tên

Bọ cạp, sâu ban miêu, rết… có thể gây ngộ độc nhưng đồng thời là dược liệu chữa bệnh.

Tags:

相关文章



友情链接