PGS.TS Đồng Văn Hệ,áchchờghéptạngđangcógầnngườkeo ngoại hạng anh Giám đốc Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (Bộ Y tế) đã chia sẻ thông tin trên tại Hội nghị phát triển "Mạng lưới tư vấn viên vận động hiến tặng mô, tạng" khu vực phía Nam, diễn ra ngày 5/4 tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM).
Theo số liệu thống kê của Trung tâm, sau 32 năm Việt Nam thực hiện ca ghép tạng đầu tiên và 14 năm triển khai công tác lấy tạng từ người cho chết não, cả nước mới chỉ thực hiện hơn 8.365 ca ghép mô, bộ phận cơ thể người.
Hiện tại, cả nước có gần 4.000 người trong danh sách chờ ghép, chủ yếu là bệnh nhân chờ ghép thận và gan.
Theo ông Hệ, ở các nước phát triển như Tây Ban Nha hay Pháp..., tỷ lệ hiến và ghép tạng, ghép mô từ người chết não là rất cao, từ 50-60% và thậm chí là hơn 90%. Còn ở Việt Nam thì số được ghép tạng hạn chế, đặc biệt chỉ có 0,15% người chết não đồng ý hiến tạng (theo thống kê vào năm 2023).
Cả nước cũng chỉ có hơn 80.000 người đăng ký hiến tạng, số lượng hiến tạng để ghép chủ yếu từ người sống (chiếm 94-95%). Việt Nam cũng chưa thông qua đề xuất ghép tạng từ người chết tim.
"Chính vì không có mô, tạng nên 26 cơ sở hoạt động ghép tạng, ghép mô kém hiệu quả, không đồng đều, ít đầu tư và không đúng. Chỉ có khoảng 4 bệnh viện ghép trên 100 ca/năm, có nơi 1 tuần ghép 1- 2 ca. Hiện nay, nhiều bệnh viện phải dừng ghép tạng không phải do họ không làm được, mà nguyên nhân là không có tạng để ghép" - ông Hệ chia sẻ.
Ông Hệ cũng cho rằng việc người chết não ít hiến mô, tạng không phải do quan điểm tôn giáo, tín ngưỡng hay người dân không hiểu mà là những lý do khác. Các nghiên cứu đã chỉ ra 10 yếu tố liên quan trực tiếp đến việc hiến mô tạng, trong đó có 7 yếu tố liên quan đến trong bệnh viện, 3 yếu tố liên quan đến hệ thống.
Chính vì vậy, theo ông Hệ, việc phát triển mạng lưới các bệnh viện thực hiện chẩn đoán chết não và hồi sức chết não hiến mô, bộ phận cơ thể người trên toàn quốc là việc làm cần thiết trong thời gian tới.