Năm 2012 được dự báo là một năm tiếptục có nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất,ùngdoanhnghiệpvượtquakhókhătỷ số sagan tosu kinh doanh đối với nhiều doanhnghiệp (DN). Trong tình hình đó, vấn đề ổn định sản xuất, tạo mối quan hệ laođộng hài hòa là một trong những điều kiện cần thiết để DN vượt qua khó khăn,thử thách nhằm hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch sản xuất, kinh doanh mà đơn vịđề ra. Đối thoại với chủ DN góp phần ngănngừa TCLĐTT-ĐC
Giảm tranh chấp lao động
Theo Ban chỉ đạo giải quyết tranhchấp lao động tập thể và đình công (TCLĐTT-ĐC) của tỉnh, trong 3 tháng đầu năm2012 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 45 vụ TCLĐTT-ĐC (trong đó có 18 vụ ĐC và 27 vụTCLĐTT) với trên 25.000 người tham gia. So với cùng kỳ năm 2011 số vụ TCLĐTT-ĐCxảy ra trong năm 2012 giảm 31%. Các vụ TCLĐTT-ĐC xảy ra chủ yếu trong các khucông nghiệp với 26% số vụ. Một thông tin cũng không mới nhưng đáng lưu tâm đólà tình hình TCLĐTT-ĐC chủ yếu xảy ra ở các DN có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm89%). Chỉ có 5 vụ TCLĐTT-ĐC xảy ra ở DN có vốn đầu tư trong nước. Cũng theo Banchỉ đạo, các địa bàn xảy ra nhiều vụ TCLĐTT-ĐC là TX.TDM, Bến Cát, Tân Uyên,Thuận An và Dĩ An.
Ông Lê Thành Nhơn, Chủ tịch Liênđoàn Lao động tỉnh cho biết, TCLĐTT-ĐC xảy ra chủ yếu vẫn là những nguyên nhândo phía người sử dụng lao động chưa tuân thủ nghiêm các quy định của Luật Laođộng như: chậm trả lương, tính thuế thu nhập cá nhân của người lao động khôngđúng theo quy định, người sử dụng lao động vẫn còn chèn ép người lao động vàkhông thực hiện điều chỉnh mức lương, tiền thưởng như đã hứa... Ngoài ra, theocác thành viên trong Ban chỉ đạo TCLĐTT-ĐC và đại diện các huyện, thị, sở dĩtình hình TCLĐTT-ĐC quý I-2012 giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước là do cácngành liên quan của tỉnh, huyện đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biếnpháp luật lao động trong DN, mặt khác ngành chức năng và DN cũng đã có nhiềucải thiện trong việc chăm lo đời sống cho người lao động. Tuy nhiên, nguyênnhân có vai trò quyết định trong việc giảm các vụ TCLĐTT-ĐC thời gian vừa qualà do người lao động đã ý thức và chia sẻ với DN trong tình hình khó khănchung. Điều đó không chỉ giúp DN ổn định sản xuất mà người lao động cũng cócông ăn việc làm thường xuyên.
Tìm giải pháp căn cơ
Tình hình TCLĐTT-ĐC những tháng đầunăm giảm nhiều so với cùng kỳ, song không vì thế mà các thành viên Ban chỉ đạoTCLĐTT-ĐC cảm thấy yên tâm trong thời gian tới. Ông Nguyễn Phùng Trung, PhóGiám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, mặc dù sở là đơn vị đượcUBND tỉnh giao nhiệm vụ tham mưu đề xuất các giải pháp giải quyết TCLĐTT-ĐC,song đến nay sở vẫn chưa tìm được phương án nào tối ưu. “Bình Dương là tỉnh cósáng kiến thành lập Ban chỉ đạo giải quyết TCLĐTT-ĐC nhưng phải nói rằng đếnthời điểm này vẫn chưa tìm được giải pháp nào căn cơ. Hiện tại chỉ giải quyếttheo đuôi, nghĩa là xảy ra TCLĐTT-ĐC ở đâu thì xuống giải quyết ở đó. Phải làmsao giải quyết, hạn chế các nguyên nhân trước khi các vụ TCLĐTT-ĐC xảy ra mớiđem lại hiệu quả được...”, ông Trung giải bày.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Văn Nhịcho rằng, để hạn chế xảy ra TCLĐTT-ĐC cần phải tăng cường công tác phòng ngừa.Các ngành chức năng tiếp tục phổ biến pháp luật lao động đến người sử dụng laođộng và người lao động. Riêng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cần phối hợpvới các đơn vị liên quan tăng cường công tác thanh kiểm tra về lao động, kịpthời giải quyết những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình lao động. Ngoài ra,Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các sở, ngành tiếp tục gặp gỡ từng DN, nhómDN hay các hiệp hội để đối thoại và tìm ra các giải pháp giải quyết những mâuthuẫn có khả năng dẫn tới TCLĐTT-ĐC. “Trường hợp TCLĐTT-ĐC xảy ra thì nhấtthiết các thành viên Ban chỉ đạo và lãnh đạo đầu ngành có liên quan phải kịpthời có mặt ngay để cùng phối hợp giải quyết...”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh HuỳnhVăn Nhị cũng lưu ý trong quá trình giải quyết TCLĐTT-ĐC phải có mặt của ngườiđứng đầu ngành, nếu không sẽ không giải quyết ngay được vấn đề đòi hỏi có nhữngquyết định nhanh chóng.
TRÍ DŨNG