- Trong buổi giao lưu tại Trường ĐH Vinh ngày14/12,ọcsinhcànglêncaocàngdễthuichộkeo truc tuyen GS Ngô Bảo Châu nhận xét học sinh Việt Nam có kiến thức phổthông tốt nhưng lại đuối dần vào năm thứ hai đại học và càng kém ở bậcthạc sĩ, tiến sĩ. Học sinh Việt Nam có tiềm năng nhưng dễ thui chột.
Quan sát của GS Ngô Bảo Châu thực ra chỉ xới lại một hiện tượng của giáo dục Việt Nam mà không ít người đã chỉ ra trước đó.
Càng lên cao càng đuối
Khả năng của học sinh phổ thông không chỉ là tự công nhận với nhau, mà đã có những minh chứng quốc tế.
Lầnđầu tiên tham gia chương trình khảo sát PISA vào năm 2012, các học sinh15 tuổi của Việt Nam đã đạt được hạng 17 về toán học, hạng 8 về khoahọc và hạng 17 về đọc hiểu trong số 65 nước hay vùng lãnh thổ tham gia,đặt Việt Nam ở mức cao hơn chuẩn mực trung bình của toàn khối OCDE.
Học sinh phổ thông Việt Nam có nhiều tiềm năng. Ảnh: Văn Chung |
Kếtquả PISA của Việt Nam đặc biệt ấn tượng nếu dựa trên khía cạnh bất lợixã hội đối với học sinh. Theo chuyên gia Andreas Schleicher, điều phốiviên PISA, “gần 17% số học sinh 15 tuổi thuộc dạng nghèo nhất Việt Namnằm trong số 25% học sinh hàng đầu của 65 quốc gia hay lãnh thổ tham giathi PISA”...
Nhìn chung, năng lực của học sinh Việt Nam ngang ngửa với các bạn cùng tuổi ở Hàn Quốc, dù điều kiện xã hội khác biệt.
Theokhảo sát của đề án Young Lives của cơ quan Oxfam, trong số 20 trẻ em 10tuổi tại Việt Nam, có khoảng 19 em có thể làm phép cộng 4 chữ số, trongkhi 85% có thể trừ phân số. Nếu so sánh với Ấn Độ, nước có thu nhậpbình quân đầu người tương tự, thì có đến 47% học sinh lớp 5 không làmđược toán trừ với 2 chữ số!
Còn đối vớinhững học sinh ưu tú nhất, thì hàng năm, trong các kì thi Olympic quốctế đặc biệt ở lĩnh vực Toán học, Vật lý, học sinh Việt Nam đều đứng thứhạng cao.
Năm 2015, Việt Nam cử 7 đoànhọc sinh tham dự các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế các môn Vật lý,Hoá học, sinh học, Toán học, Tin học với 28 học sinh tham gia 37 lượtthi, tất cả các em đều đoạt giải. Đặc biệt, đây là năm có tỉ lệ học sinhđoạt HCV Olympic quốc tế cao nhất từ trước đến nay.
“Học là một quá trình gây mê không hồi sức”
Điềugì khiến cho sức học của người Việt Nam càng lên cao càng đuối: Thờiphổ thông học rất giỏi, nhưng thường không thể duy trì thành tích đó khiđặt chân vào giảng đường đại học?
Vớicâu hỏi này, ThS. Trịnh Văn Anh, Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đại học,Viện Nghiên cứu Giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong một bài viếtcủa mình đã cho rằng “Cách dạy, cách học, cách thi hiện nay rất khóphát huy khả năng sáng tạo cho người học. Thời học sinh còn nhỏ - giaiđoạn não phát triển rất mạnh - lẽ ra nó phải tự do bay bổng, tư duy sángtạo thì lại nhường chỗ cho học thuộc bài vì lối dạy đọc chép của thầycô, từ đó tạo đường mòn cho học sinh tiếp thu theo kiểu “ghi âm trithức””.