Bkav nhận định: “Mức thiệt hại 642 triệu USD tương đương 0,26% GDP của Việt Nam tuy chưa phải cao so với khu vực và thế giới, nhưng cũng là kỷ lục đáng báo động”. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet) |
Báo cáo tổng kết an ninh mạng năm 2018 vừa được Bkav công bố chiều nay, ngày 19/12/2018. Báo cáo này được Bkav đưa ra trên cơ sở kết quả tổng hợp, phân tích thông tin, dữ liệu từ chương trình đánh giá an ninh mạng được tập đoàn công nghệ này thực hiện trong tháng 12/2018.
Bkav cho biết, trên phạm vi toàn cầu, tội phạm mạng gây thiệt hại lên tới khoảng 600 tỷ USD mỗi năm, tương đương 0,8% GDP toàn cầu. Trong đó, khu vực Đông Á thiệt hại ước tính từ 120 – 200 tỷ USD, tương đương 0,53 - 0,89% GDP khu vực.
Với Việt Nam, báo cáo của Bkav nêu rõ, thiệt hại do virus máy tính gây ra đối với người dùng Việt Nam trong năm 2018 đã đạt mức kỷ lục 14.900 tỷ đồng, tương đương 642 triệu USD, cao hơn 21% so với mức thiệt hại của năm 2017. “Mức thiệt hại 642 triệu USD tương đương 0,26% GDP của Việt Nam tuy chưa phải cao so với khu vực và thế giới, nhưng cũng là kỷ lục đáng báo động”, đại diện Bkav nhận định.
Đáng chú ý, theo nghiên cứu của Bkav, có tới hơn 60% cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam bị nhiễm mã độc đào tiền ảo. Trung bình cứ 10 cơ quan, doanh nghiệp, có 6 nơi bị mã độc chiếm quyền điều khiển máy tính đào tiền ảo, gây mất an ninh thông tin.
Trước đó, trong trao đổi tại tọa đàm trực tuyến chủ đề “Làm sao đưa Việt Nam khỏi Top 20 thế giới về lây nhiễm mã độc?” được ICTnews tổ chức ngày 12/12/2018, ông Vũ Ngọc Sơn - Phó Chủ tịch mảng Chống mã độc của Bkav đã chỉ rõ, mã độc đào tiền ảo là 1 trong 5 loại mã độc đang lây nhiễm nhiều nhất ở Việt Nam, cùng với mã độc USB, mã độc mã hóa dữ liệu, phần mềm gián điệp và mã độc tấn công APT.
Nghiên cứu của Bkav chỉ ra rằng, trung bình cứ 10 cơ quan, doanh nghiệp, có 6 nơi bị mã độc chiếm quyền điều khiển máy tính đào tiền ảo, gây mất an ninh thông tin (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet) |
Phân tích về tình trạng mã độc đào tiền ảo tràn lan hiện nay, các chuyên gia Bkav cho rằng, nguyên nhân chính là do các cơ quan, doanh nghiệp chưa trang bị giải pháp diệt virus tổng thể, đồng bộ cho tất cả các máy tính trong mạng nội bộ. Do đó, chỉ cần một máy tính trong mạng bị nhiễm mã độc, toàn bộ các máy tính khác trong cùng mạng sẽ bị mã độc tấn công, lây nhiễm. Ngoài việc làm chậm máy, mã độc đào tiền ảo còn có khả năng cập nhật và tải thêm các mã độc khác nhằm xoá dữ liệu, ăn cắp thông tin cá nhân hay thậm chí thực hiện tấn công có chủ đích APT.
Theo thống kê từ hệ thống giám sát virus của Bkav, hơn 1,6 triệu lượt máy tính tại Việt Nam bị mất dữ liệu trong năm 2018. Bên cạnh đó, hơn 46% người sử dụng tham gia chương trình đánh giá an ninh mạng của Bkav cũng cho biết, họ đã từng gặp rắc rối liên quan tới mất dữ liệu trong năm qua.
Chuyên gia Bkav cũng thông tin thêm, hiện có 2 dòng mã độc phổ biến tại Việt Nam khiến người dùng bị mất dữ liệu là dòng mã độc mã hóa tống tiền ransomware và dòng virus xóa dữ liệu trên USB.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
Trộm cắp xe máy ở Úc giảm mạnh giữa đại dịch Covid
Bí mật làm hệ điều hành thay Android, Huawei liệu có 'thoát chết'?
Trung Quốc bùng nổ các hiện tượng mạng lớn tuổi
Cựu TGĐ Công ty Gang thép Thái Nguyên, đồng phạm gây thất thoát hơn 830 tỷ
Apple muốn mua mảng 5G của Intel
'Là fan Android, tôi không hối tiếc khi chuyển sang iPhone X'
Telegram là gì và tại sao nó bị cấm ở Nga và Iran?
Chủ tịch CMC: “Sandbox là cách để không làm mất cơ hội phát triển của doanh nghiệp”
Những công trình hiện đại 'độc, dị' nhất hành tinh
Vượt xa các yêu cầu mở rộng băng thông, hướng tới mạng biên