Đòn bẩy giúp phụ nữ vượt khó
Trước khi đến với công việc kinh doanh mỹ phẩm,ỗtrợphụnữkhởinghiệpvươnlênlàmgiàuchínhđálịch bóng đá hạng 2 anh chị Trần Thị Lụa (khu phố Đông An, phường Tân Đông Hiệp TP.Dĩ An) là một phụ nữ buôn ve chai, lam lũ bất kể nắng mưa. Là một hộ nghèo, chị được Hội LHPN phường hỗ trợ vay vốn. Sau đó, chị tiếp tục được vay vốn lần 2 để bén duyên với nghề kinh doanh mỹ phẩm ngót nghét 10 năm nay. Vượt qua nhiều khó khăn, đến nay, chị Lụa đã thành công và trở thành phụ nữ điển hình trong khởi nghiệp.
Chị Lụa chia sẻ, thời gian đầu mới khởi nghiệp, chị cũng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, bản thân chị đã cố gắng trau dồi kiến thức về lĩnh vực mỹ phẩm, làm đẹp và kỹ năng bán hàng, quảng bá sản phẩm. Với sự nỗ lực không ngừng, sau một thời gian, chị đã mở được cơ sở mỹ phẩm đầu tiên.
Thời gian qua, Hội LHPN các cấp đã tạo mọi điều kiện giúp nhiều hội viên phụ nữ khởi nghiệp thành công
Chưa hài lòng với những gì đã có, chị Lụa tiếp tục học hỏi để nâng cao trình độ. Lần này, chị được Hội LHPN phường Tân Đông Hiệp tiếp tục hỗ trợ vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để mở thêm chi nhánh. Đến nay, chị đã phát triển và mở rộng được hệ thống bán lẻ với 40 cơ sở và khoảng 100 nhân viên bán tại cửa hàng, bảo đảm phân phối mỹ phẩm chính hãng đến tay người tiêu dùng với gần 5.000 mặt hàng mỹ phẩm từ bình dân đến cao cấp phục vụ mọi đối tượng.
Khác với chị Lụa, hoàn cảnh chị Nguyễn Thị Thùy Linh ở ấp Bàu Càm, xã An Long, huyện Phú Giáo lại thật trớ trêu. Ly hôn chồng hơn 10 năm, hiện giờ chị là một phụ nữ đơn thân, một mình nuôi dạy con ăn học và khôn lớn từng ngày. Đó cũng là động lực giúp chị quyết tâm làm giàu bằng chính sức lao động của mình. Khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, chị Linh đã mạnh dạn đầu tư vào việc thu mua mủ cao su. Tuy nhiên, loại hình kinh doanh này cần có số vốn đầu tư ban đầu khá cao. Nhờ vào sự hỗ trợ Hội LHPN và chính quyền địa phương, chị Linh đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư cho cơ sở thu mua mủ. May mắn đã mỉm cười với chị, cơ sở thu mua mủ cao su của chị đã vận hành khá hiệu quả. Từ đó, các nguồn vốn vay chị đã trả hết từ nhiều năm nay. Có thể nói, sự nhạy bén trong kinh doanh, cùng sự hỗ trợ của Hội LHPN là chìa khóa để chị Linh thành công như ngày hôm nay.
Chị Linh chia sẻ: “Năm 2018, khi cơ sở mua mủ vẫn hoạt động hiệu quả, tôi thấy mô hình xây nhà yến thu hoạch tổ yến của một số nơi đang phát triển. Từ đó, tôi tiếp tục mạnh dạn đầu tư vốn xây nhà yến trên chính đất của mình. Đến năm 2020, nhà yến của tôi bắt đầu thu hoạch đều đặn”. Được biết, thời gian đầu khi thu hoạch, chị bán yến thô cho các điểm thu mua. Đến năm 2021, chị Linh đã chính thức bán sỉ và lẻ các loại yến thô và yến chế biến. Hiện nay, tổng thu nhập từ cơ sở mua mủ và thu hoạch yến khoảng 55 - 60 triệu đồng mỗi tháng.
Thực hiện hiệu quả các nội dung đề án
Bà Trương Thanh Nga, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, cho biết Đề án 939 về “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” là đề án có nội dung cách thức thực hiện tương đối mới, phù hợp với xu thế, định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện hiện nay. Thời gian qua, các cấp Hội LHPN trong tỉnh luôn chủ động làm tốt vai trò là cơ quan thường trực, chủ động tham mưu với ban điều hành trong quá trình triển khai, thực hiện nhiệm vụ đề án. Các chỉ tiêu đề ra cơ bản đều đạt và vượt; tổ chức sơ kết, tổng kết đề án, biểu dương khen thưởng kịp thời các gương điển hình. Qua đó, nâng cao vị thế tổ chức hội trong cán bộ, hội viên phụ nữ và người dân. Ban điều hành đề án và các ban ngành đoàn thể địa phương luôn có sự phối hợp chặt chẽ, tham gia hỗ trợ thực hiện bước đầu đạt một số kết quả nhất định; nhu cầu của hội viên phụ nữ phát triển kinh doanh, làm kinh tế ngày càng tăng; việc phát động tham gia các hội nghị, hội thi luôn thu hút chị em quan tâm…
Thời gian tới, các cấp Hội LHPN tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả các nội dung theo đề án đã được phê duyệt. Song song đó, Hội LHPN tỉnh cũng sẽ triển khai Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã (HTX) do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030” được Chính phủ phê duyệt với mục tiêu là phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động các HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành, tạo nhiều việc làm cho lao động nữ; hỗ trợ, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho thành viên và người lao động trong HTX…
Từ khi triển khai Đề án 939, có 70% hội viên, phụ nữ được tuyên truyền, nâng cao nhận thức về việc làm, khởi nghiệp. Các địa phương đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể; phối hợp thành lập và thành lập các hợp tác xã do phụ nữ làm chủ; qua đó thành lập 1 doanh nghiệp do nữ làm chủ ở TX.Bến Cát, thành lập 72 tổ hợp tác do nữ làm chủ với 469 thành viên, thành lập 36 tổ liên kết với 404 thành viên, hình thành 10 HTX với 83 thành viên, trong đó có 41 thành viên là nữ, tổng số vốn điều lệ của các HTX là hơn 7 tỷ đồng, vượt 7 HTX so với chi tiêu đăng ký với Trung ương Hội LHPN Việt Nam. 857 doanh nghiệp do phụ nữ thành lập được tư vấn, phát triển doanh nghiệp, tham gia ngày hội khởi nghiệp. 5 mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh khả thi được hỗ trợ thực hiện, nhân rộng cấp huyện như trồng sen đa lộc, trồng dưa lưới trong nhà kính, trồng nấm bào ngư, nấu ăn đãi tiệc, may gia dụng…(责任编辑:Cúp C1)
Phim của sao gốc Việt đánh bại Brad Pitt dẫn đầu đề cử Oscar 2023
Du học sinh Việt kể về lòng hảo tâm của người Mỹ
Chuyện tình nhói lòng ở trại phong bỏ hoang Hà Nội
Bà Nguyễn Phương Hằng: Xin được giảm án 1 ngày, bị cáo cũng thấy hạnh phúc
Giải cứu bé trai 3 tuổi mắc kẹt ở ban công, treo lơ lửng ở tầng 6
Ngược chiều nước mắt tập 1: Thầy giáo khiến học sinh mang thai
Phong thủy cần biết tránh phạm xui rủi trong Tết Trung thu, nhất là phụ nữ
Cuộc ngã giá bạc tỷ sau kết quả thử ADN của đại gia đất Cảng
Hà Nội kiến nghị thu hồi điều tra khu đất vàng của TD Group
Bố đốt giấy nhập học của con gái và sự thật rơi nước mắt sau 20 năm