Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng đáng kể về năng lượng sinh khối,ồnsinhkhốiViệtNamđủđápứngnhucầunhiênliệuđếnnăkèo bóng đá số ước tính tiềm năng mà nguồn sinh khối có thể cung cấp được cho các mục đích năng lượng vào khoảng 1500PJ/năm. (Picojoule/Joule là một đơn vị năng lượng có nguồn gốc trong Hệ thống Đơn vị Quốc tế).
Tiềm năng của nguồn năng lượng sinh khối
Theo số liệu được công bố vào tháng 5/2020 của Tổ chức Sáng kiến về Chuyển dịch Năng lượng Việt Nam (VIET), báo cáo Đồng đốt sinh khối và các kịch bản về tiêu chuẩn tỉ lệ năng lượng tái tạo đến 2030 cho thấy, nguồn sinh khối Việt Nam đủ để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu trong trường hợp công nghệ đồng đốt được ứng dụng tại tất cả các nhà máy nhiệt điện than đến năm 2030.
Tính trên lý thuyết, nguồn sinh khối có thể cung cấp khoảng 150TWh/năm, tương đương với 72% mức tiêu thụ điện năng của cả nước trong năm 2019. Tận dụng tiềm năng sinh khối một cách hiệu quả có thể giúp tăng tỉ trọng năng lượng sinh khối trong cơ cấu phát điện, giảm sự phụ thuộc vào than nhập khẩu và các dạng năng lượng hóa thạch khác.
Bã mía là nguồn sinh khối được sử dụng nhiều nhất (Ảnh minh họa, nguồn Internet) |
Hiện tại, nguồn sinh khối để sử dụng trong khai thác điện năng chủ yếu từ bã mía, rác thải nông - lâm nghiệp và và các rác thải chất rắn đã qua xử lý.
Thực tiễn và đầu ra cho điện sinh khối?
Đối với điện sinh khối từ bã mía, giá FIT được áp dụng từ 2014 đến tháng 4/2020 là 5,8UScent/kWh. Mức giá này, theo các nhà đầu tư cũng như chủ sở hữu các dự án đồng phát từ bã mía, là quá thấp (dưới mức giá mua điện từ các nhà máy nhiệt điện than trung bình khoảng 7,0UScent/kWh) không đủ để kích thích đầu tư vào điện sinh khối từ bã mía.
Với việc tăng giá FIT cho điện đồng phát từ bã mía lên 7,03UScent/kWh sau tháng 4/2020, các nhà máy mía đường được khuyến khích tăng công suất của các đơn vị phát điện đồng phát của mình.
Tuy nhiên, bã mía không phải là nguồn sinh khối có tiềm năng lớn nhất và công suất đồng phát hiện có tại các nhà máy đường đã có thể tận dụng khoảng 50% tiềm năng lý thuyết của bã mía, tương ứng với 1,4TWh/năm. Với danh mục dự án hiện có, giả thiết các dự án đều theo đúng tiến độ thì sản lượng điện từ đồng phát có thể chỉ đạt khoảng 2TWh.
Theo quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 (Quyết định số 1369/QĐ-BNN-CBTTNS) thì sản lượng mía sẽ được giữ ổn định ở mức 20 – 24 triệu tấn/năm. Ngay cả khi toàn bộ lượng bã mía sản xuất ra được dùng để phát điện thì sản lượng điện tối đa cũng chỉ ở mức 4TWh/năm.
Nguồn sinh khối Việt Nam đủ đáp ứng nhu cầu nhiên liệu đến năm 2030 (Ảnh minh họa, nguồn Internet) |
Bên cạnh điện sinh khối từ bã mía, điện rác hiện đang bắt đầu được chú ý do sức ép đến từ vấn để xử lý rác thải sinh hoạt tại các đô thị lớn. Thành phố Hồ Chí Minh dự định tăng công suất điện rác lên 98MW vào năm 2021, 138MW vào năm 2025 và 198MW vào năm 2030. Hà Nội hiện đang có 3 dự án điện rác với tổng công suất 102MW, tỉnh Hậu Giang có 12MW đã đưa vào quy hoạch và Phú Thọ dự kiến có 18MW.
Giả định các dự án đang xây dựng, đã khởi công và đã được phê duyệt đều sẽ hoàn thành đúng tiến độ thì sẽ có thêm 250MW công suất điện rác, đóng góp khoảng 1,1TWh/năm vào năm 2030.
Theo ước tính của Tổ chức Sáng kiến về Chuyển dịch Năng lượng Việt Nam, trong kịch bản Cơ sở, lượng điện năng sản xuất từ sinh khối vào khoảng 3,1TWh/năm ở thời điểm 2030.
Dưới góc nhìn về kinh tế vĩ mô, việc thay thế một phần lượng than tiêu thụ tại các nhà máy nhiệt điện than bằng sinh khối có tác động tích cực đến cán cân thương mại và an ninh năng lượng quốc gia, trong bối cảnh Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục tăng lượng than nhập khẩu cho phát điện.
Ngoài ra, nếu đánh giá lợi ích đối với môi trường – xã hội, việc ứng dụng công nghệ đồng đốt sinh khối có khả năng đem lại các đồng lợi ích (co-benefit), giúp tiết kiệm năng lượng, đặc biệt là tác động tích cực đến việc giảm phát thải chất gây ô nhiễm không khí.
Điệp Lưu
Việt Nam là nước có đường bờ biển dài trên 3.260 km với trữ lượng năng lượng sóng biển rất lớn còn chưa được khai thác rộng rãi.