Tuy vậy,ọcsinhdốtlàcónhưngdốtđếnđâuhọclâucũngbiếkqbd c3 tôi cho rằng, biết rõ học sinh nào dốt cũng là cách giúp giáo viên thay đổi phương pháp giảng dạy nhằm giúp các em tiến bộ hơn bởi “dốt đến đâu học lâu cũng biết”. Trước khi bàn chuyện có học sinh dốt thật không, xin bàn một chút về chữ “dốt” trong cách tri nhận của người Việt từ xưa đến nay. Từ điển Tiếng Việt - Hoàng Phê (Viện Ngôn ngữ học), nhà xuất bản Hồng Đức (2018) định nghĩa “dốt”: 1) Kém về trí lực, chậm hiểu, chậm tiếp thu; trái với thông minh. Ví dụ: Học dốt; Dễ thế mà không nghĩ ra, dốt quá. 2) Không hiểu biết gì hoặc hiểu biết rất ít (thường nói về trình độ văn hóa). Ví dụ: Dốt toán. Dốt nhạc. Chữ nghĩa rất dốt. Giấu dốt. Từ điển cũng ghi nhận từ ngữ “dốt đặc”: Dốt hoàn toàn, không biết một tí gì. Hay “Dốt đặc cán mai”, như dốt đặc nhưng nghĩa mạnh hơn. “Dốt” (nói khái quát). Ví dụ: Học hành dốt nát. Cảnh dốt nát lạc hậu. (Trang 331-332). Cùng với đó, thành ngữ, tục ngữ cũng nói nhiều về người dốt: “Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”, “Dốt đến đâu học lâu cũng biết”, “Dốt có đuôi”, “Dốt (ngu) như bò”, “Một chữ bẻ đôi cũng không biết”… Như thế để thấy rằng, người dốt là có thật! Người ta dốt vì không chịu học hỏi nhưng vẫn có nhiều người dù được học hành nhưng vẫn dốt. Trở lại câu chuyện có học sinh dốt thật không, câu trả lời là có, thậm chí rất nhiều. Bản thân tôi lúc học tiểu học cũng rất dốt môn Toán, điểm kiểm tra toàn 3, 4. Tôi không nhớ rõ lúc đó thầy cô tôi giảng dạy thế nào nhưng ba tôi thì kèm rất kĩ. Ba dạy thêm cho tôi môn Toán đến hết bậc tiểu học nhưng tôi dốt vẫn hoàn dốt. Mãi đến năm lớp 7 thì tôi hết dốt, có lẽ do trí não phát triển và được gặp thầy giáo dạy giỏi. Vào đại học, tôi chứng kiến nhiều bạn khoa Ngữ văn rất dốt tiếng Anh. Họ học thuộc từ vựng nhưng không thể nào hiểu được ngữ pháp, một câu đơn giản có chủ ngữ và vị ngữ cũng không viết được. Họ học đi học lại hết năm này qua năm khác nhưng vẫn thi rớt tiếng Anh dù kiến thức chỉ ở mức sơ đẳng. Đến lúc làm thầy, tôi chưa thấy học sinh công lập nào dốt vì trường tôi đang dạy ở TP.HCM được thi tuyển đầu vào với mức điểm chuẩn trên trung bình. Tuy vậy, tôi gặp rất nhiều học sinh trường tư thục đúng là dốt thật. Hiện tại tôi dạy khoảng 70 học sinh lớp 10 hệ tư thục, trong đó có vài em đọc, viết vẫn chưa thành thạo, thua cả học sinh lớp 4. Thậm chí, có em vẫn không viết đúng chính tả, cũng không hiểu được nghĩa một số từ ngữ như “khoảnh khắc”, “huỳnh huỵch”, “khoảng không”… Tôi tập cho các em viết bài văn nghị luận xã hội có nội dung đơn giản, gần gũi nhưng nhiều học sinh ngồi suốt 90 phút (2 tiết học) vẫn không viết được 4-5 câu cho phần mở bài. Đáng nói, những em này không phải thuộc diện học sinh hòa nhập (khiếm khuyết về trí tuệ, tâm sinh lí). Trải qua 12 năm ăn học nhưng nhiều em thi rớt tốt nghiệp chỉ vì bị điểm liệt (dưới 1 điểm) trong đó có môn Ngữ văn. Phần đọc hiểu chiếm 3 điểm, trong đó câu nhận biết, thông hiểu dao động từ 1 đến 1,5 điểm (tùy theo năm), học sinh chỉ cần nhìn văn bản chép ra giấy là được (học sinh tiểu học vẫn làm tốt) nhưng nhiều em không thể nào đạt mức 1,25 điểm và cuối cùng là rớt tốt nghiệp. Kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn của cả nước năm ngoái cho thấy, số thí sinh có điểm <= 1 là 172 thí sinh, còn năm nay là 194. Con số này ở môn Toán là 119 và 165. Học sinh bị điểm liệt có nhiều lí do khác nhau và chắc chắn có một lí do không thể phủ nhận là do học dốt. Quan điểm cá nhân tôi cho rằng, “dốt đến đâu học lâu cũng biết”, nhưng để cải thiện cái sự dốt là nan giải. Nếu người thầy không có phương pháp và thiếu kiên nhẫn, cảm thông, có khi càng dạy thì học sinh lại càng dốt. Trở lại câu chuyện tôi học dốt môn Toán, một phần cũng bởi ba tôi thiếu phương pháp giảng dạy. Ba tôi là một trong những người hiếm hoi của xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị thi đỗ Tú tài trước 1975. Ông rất nóng tính, thường la mắng và đánh tôi mỗi khi tôi làm toán sai nên mặc dù được ông dạy nhiều năm, tôi vẫn dốt. Tôi thường nói với đồng nghiệp, người thầy giỏi là phải biết biến cái khó thành những cái đơn giản, dễ hiểu nhất thì mới mong học sinh bớt dốt (chứ không phải hết dốt). Và điều đáng mừng là, có những học sinh dốt về học tập nhưng các em lại giỏi về thể thao, văn nghệ hoặc có sở trường về một lĩnh vực nào đó. Biết được bản thân giỏi ở đâu, dốt ở đâu để định hướng cho cuộc đời, cớ sao lại sợ dốt, giấu dốt? Thùy Dương
|