- Giáp Tết là “thời điểm vàng” cho nhiều sinh viên mong muốn đi làm thêm để kiếm tiền giúp đỡ gia đình. Nhiều công việc chỉ yêu cầu sự chăm chỉ,ênkiếmgầntriệuthángcậnTếtnhờlàmbưngbêbóng đá cá cược nhanh nhẹn với mức thu nhập khá được các 9x lựa chọn.
Từ pha chế, bồi bàn đến bán mứt
Nguyễn Minh Thành (cựu sinh viên ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ) đang là du học sinh Đài Loan chia sẻ: “Mình sang đây học đã 2 năm. Ngoài giờ học, mình làm bưng bê cho một quán ăn. Bên này họ cũng tổ chức Tết âm lịch như ở Việt Nam, nhưng không phải là Tết chính của họ.
Những ngày giáp Tết quán khá đông khách, bình thường mình được trả 136 Đài Tệ/1giờ (tương đương khoảng 90.000 tiền Việt/1giờ) đến cuối tháng được thêm tiền thưởng Tết nữa. Nếu chăm chỉ thì tháng Tết, mình kiếm được khoảng 15-20 triệu tiền Việt, hoặc có thể hơn nữa nếu chăm chỉ”.
Nguyễn Minh Thành làm thêm tại quán ăn Hàn Quốc trong thời gian du học ở Đài Loan. Ảnh: NVCC
Thành cho biết thêm: “Lương nói ra như thế thì cao nhưng chi tiêu bên Đài cũng đắt, được cái những ngày giáp Tết này được thưởng và nếu ai may mắn gặp được ông chủ dễ tính thì cũng thoải mái. Ví dụ biết mình là người Việt, ông chủ cũng cho nghỉ sớm hơn các nhân viên khác để về nước ăn Tết với gia đình”.
Mứt Tết và me Tết là mặt hàng không thể thiếu trong dịp Tết truyền thống ở nước ta. Tranh thủ thời gian vừa thi xong và vào dịp giáp Tết, Nguyễn Thị Yến (sinh viên trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội) đã tự bỏ tiền ra để kinh doanh 2 mặt hàng này và đem về nguồn thu không nhỏ.
“Ban đầu em cũng lo sợ lấy hàng về không ai mua, nhưng kết quả lại ngược lại, mứt với me bán rất chạy, trong khoảng thời gian hai tuần em bán được hơn 100 hộp mứt (bán lẻ lãi 40.000/1 hộp, bán sỉ lãi 20.000/1hộp) vì em nhận đổ buôn nữa.
Tổng lãi thu về hơn 3 triệu. Còn me em bán 80.000/1kg (lãi 20.000/1kg) vì nhập tận đầu mối, tổng lãi bán me thu về được gần 5 triệu. Cả mứt và me đến thời điểm này em được gần chục triệu”, Yến chia sẻ.
Do nhân viên về quê nhiều, khách lại đông hơn so với những thời điểm khác trong năm nên giáp Tết, không ít nhà hàng, quán cà phê tại Hà Nội chấp nhận trả lương gấp 3-4 lần để tìm người thay thế. Các bạn sinh viên không quá khó để tìm một vị trí làm việc phù hợp với mức lương tương đối tốt.
Nguyễn Thanh Vân (sinh viên Học viện Ngân Hàng) và Trần Xuân Hòa (sinh viên ĐH Bách Khoa Hà Nội), chọn cho mình công việc pha chế và bán hàng tại một quán trà sữa trên đường Tô Hiệu.
Thanh Vân và Xuân Hòa. Ảnh: Trần Thanh
Xuân Hòa cho biết, giáp Tết, do khách đông nên việc phục vụ khá vất vả, bù lại, mức lương bạn nhận được cao hơn (lúc bình thường là 75 nghìn/ca/5h; cận tết Hòa nhận được từ 100 - 200 nghìn/ca).
Ngoài ra còn có thể đổi ca và thưởng Tết. Vì cận Tết, sinh viên được nghỉ học nên hai bạn có thể làm 3 ca/ngày. Tổng thu nhập từ 5 triệu trở lên, đây là số tiền không nhỏ nên Hòa tỏ ra khá thích thú với công việc này.
Lĩnh 780.000/ngày nhờ làm shipper
Đó là số tiền kiếm được nhiều nhất trong ngày nhờ làm shipper (người chuyển hàng) mà Nguyễn Tiến Dũng (SV trường ĐH Bách Khoa Hà Nội) nhận được.
Dù trời mưa rét nhưng Dũng vẫn tranh thủ đi ship khi có đơn khách đặt. Ảnh: Trần Thanh
Dũng chia sẻ : “Những ngày cận Tết, khách đặt hàng nhiều, trung bình một ngày em nhận được 4-5 đơn, mặt hàng ship chủ yếu là tủ nhựa nên thi thoảng em còn được khách boa (thưởng) thêm tiền công lắp đặt.
Có hôm em nhận được 7-8 đơn, cộng cả tiền boa, số tiền kiếm được lên tới 780.000/ ngày. Nếu đi ship đều, trung bình một tháng cũng được 6-7 triệu.
Vì là shipper ruột của cửa hàng, em lại là sinh viên nên chị chủ sắp xếp các đơn cho em đi ship vào buổi chiều, còn thời gian buổi sáng em đi học”.
Dũng kể, nghề shipper là nghề nhặt nhạnh, kiếm tiền lẻ, nhưng khéo léo tính toán, có thể kiếm được 200- 300 nghìn/ngày. Cái khéo của shipper là biết cách chọn tuyến đường, di chuyển nhanh sao cho giao được nhiều đơn nhất.
Nghe qua thì nghề này có vẻ đơn giản, chỉ cần thạo đường có chút vốn để đặt cọc tiền cho khách, khéo léo một chút là có thể “ấm túi” vài triệu/tháng, nhưng có những nỗi vất vả, rủi ro riêng mà chỉ người trong cuộc mới hiểu. Việc bị khách "bỏ bom", mắng mỏ là chuyện bình thường.
Bạn Đỗ Tiến Đạt, sinh viên ĐH Xây Dựng, kể lại: “Do mới làm shipper ít có kinh nghiệm, một lần em nhận được đơn ở chợ Ninh Hiệp, khách yêu cầu em đặt cọc 520.000 nghìn và đưa cho một hộp xốp khá to, cùng địa chỉ người nhận.
Khi em định mở hàng kiểm tra, khách kêu chỉ là quần áo trẻ con và đã bọc dán kỹ rồi giờ gỡ ra mất thời gian nên em không nghi ngờ, chằng hàng lên xe và phóng đi ngay.
Nhưng tới địa chỉ ghi trong giấy, em hỏi mới biết họ không hề đặt mua hàng gì cả. Em hoảng hốt gọi lại cho người thuê ship thì thuê bao không liên lạc được. Lấy tay xé thùng xốp ra mới biết bên trong toàn quần áo cũ, rách nát.
Ngay sau đó em quay lại chỗ nhận hàng hỏi mọi người và tả vóc dáng tên lừa đảo nhưng không ai biết, tìm lại bài đăng trên nhóm thì hắn xóa mất rồi. Lắm khi nghĩ chảy nước mắt, thấm thía đồng tiền mồ hôi công sức nó đáng quý như thế nào”.
Thu nửa tỷ tháng cận Tết nhờ phục vụ chị em làm đẹp
"Dịp cận Tết, lượng khách đông hơn rất nhiều do nhu cầu làm đẹp của chị em tăng cao. Thợ tóc phải làm miệt mài từ 8 giờ sáng đến quá nửa đêm là chuyện bình thường" - anh Phương nói.
Đại gia miền Tây so độ giàu bằng cách đem tiền ra đếm
Bạc Liêu và Cần Thơ cách nhau không xa. Tiếng tăm của công tử Bạc Liêu về sự giàu có, thói chơi ngông đã làm cho công tử Tây Đô khó chịu.