Như ICTnews đã thông tin,ệtkhôngthểchỉđitheosửdụngthànhquảcủathếgiớkqbd c2 hôm nay chiều nay, 15/8/2017, trong khuôn khổ chương trình tổng kết 10 năm thi hành Luật CNTT, Bộ TT&TT tổ chức “Tọa đàm với các nhà báo, chuyên gia trong lĩnh vực CNTT về Luật CNTT và định hướng phát triển thời gian tới”. Đây là dịp để Bộ TT&TT tham khảo ý kiến đánh giá toàn diện, đa chiều của các chuyên gia về những điểm tồn tại, hạn chế của Luật CNTT, đặc biệt là trong bối cảnh công nghệ, thị trường thay đổi nhanh chóng như hiện nay.
Trước thềm sự kiện này, ICTnews đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thế Trung, Tổng giám đốc Công ty CP Công nghệ DTT, một trong những chuyên gia sẽ tham gia trao đổi, thảo luận tại buổi tọa đàm chiều nay và cũng là người đã có nhiều ý kiến đóng góp về chính sách thời gian qua.
Theo đánh giá của ông, hệ thống các văn bản pháp lý, cơ chế chính sách về lĩnh vực CNTT của Việt Nam hiện đã phù hợp với sự phát triển của ngành?
Hiện nay, do toàn xã hội chuyển sang một giai đoạn phát triển mới nên có tình trạng văn bản pháp lý, chính sách… về CNTT chưa đồng bộ và thiếu hiệu quả, có thể nhìn thấy qua kết quả hạn chế của việc thực thi.
Một trong những lý do là đơn vị quản lý CNTT hiện phải chuyển theo các mô hình mới của Nền kinh tế số, nền kinh tế chia sẻ hay Cách mạng công nghiệp 4.0 từ quá trình tin học hóa. Chính vì thế, những vấn đề căn bản của Nền kinh tế số, nền kinh tế chia sẻ hay Cách mạng công nghiệp 4.0 đang gặp khó khăn, bao gồm: quyền số (Digital rights), tài sản số (Digital assets), chính sách chia sẻ dữ liệu và dữ liệu mở, kiến trúc tham chiếu của hệ thống số thực ( Cyber physical system), giá trị của chuyên gia đặc biệt là những chuyên gia có thể tạo ra các cỗ máy thông minh, cơ chế thông minh.
Tôi cho rằng, để đáp ứng nhu cầu phát triển, một nội dung cần điều chỉnh là việc công khai dữ liệu làm chính sách, dữ liệu thị trường, dữ liệu thống kê về tài sản số, các mô hình tạo tài sản số cho xã hội. Chẳng hạn những vấn đề như: bản quyền, số hóa quy hoạch, bản đồ, hạ tầng, tính pháp lý của tài liệu số hóa, định giá tài sản số, tài sản vô hình của doanh nghiệp CNTT và phi CNTT…
Theo tôi, công tác xây dựng chính sách cần có sự đột phá, trong đó không chỉ dựa vào các mô hình quản lý và kinh doanh kiểu cũ mà cần đi trước một bước, đưa ra các định chế đột phá có khả năng kiến tạo cơ hội cho doanh nghiệp và người dân Việt Nam. Ví dụ như: công dân số của Estonia, IndiaStack của Ấn Độ, dữ liệu mở và chính quyền số theo mô hình của nhiều nước và Ngân hàng thế giới, chính sách rõ ràng về nguồn mở…
Trong bối cảnh đó, những chính sách hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động phát triển và ứng dụng CNTT của Chính phủ cần có sự điều chỉnh, thay đổi gì, thưa ông?
Trong giai đoạn mới, CNTT sẽ chuyển từ công cụ sang trở thành một thành phần không thể thiếu của mọi hoạt động. Vì vậy, từ một thế giới phẳng, một mô hình toàn cầu hóa lại cần xuất hiện các biên giới chủ quyền mới. Ngành CNTT Việt Nam không chỉ đi theo, sử dụng các kết quả của ngành CNTT thế giới mà phải tự chủ, làm chủ trong không gian sử dụng với những người dùng của mình.
Chính vì vậy, tôi thấy cần có sự thay đổi về chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động hiệu quả hơn, xóa bỏ những rào cản với nhiều tính phân biệt ưu tiên doanh nghiệp nước ngoài.
Đơn cử như, hiện nay chuyên gia Việt Nam nhận mức lương rất thấp so với chuyên gia nước ngoài; đấu thầu thì không rõ ưu tiên doanh nghiệp Việt Nam, không ưu tiên giải pháp người Việt làm chủ; không hỗ trợ doanh nghiệp định giá để vay vốn ngân hàng; không hỗ trợ giải ngân thanh toán đúng thời điểm trong các dự án chính phủ; chưa bảo hộ quyền kinh doanh của công nghệ Việt, doanh nghiệp Việt; chưa song hành với doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường mà chỉ khai thác khi cần thiết; chưa tham khảo nghiêm túc các mô hình thành công; chưa tạo tài sản cho doanh nghiệp CNTT Việt Nam từ nguồn dữ liệu công và dữ liệu xã hội; và chưa làm rõ quyền sở hữu dữ liệu của người dân cũng như việc các nhà cung cấp cần phải tôn trọng quyền này.