Những ngày qua,áoviêncócảquyểnbằngkhenđứngtrướcnguycơbịđárakhỏingàsoi kèo lazio vs ac milan trên địa bàn huyện Sóc Sơn (Hà Nội), nhiều giáo viên như chết lặng khi hay thông tin số phận họ sẽ được quyết định sau cuộc thi tuyển viên chức trong năm tới. Họ là những giáo viên dạy hợp đồng lâu năm, người ít thì 6-7 năm, nhiều cũng ngót nghét gần 30 năm.
Trong số này, nhiều người từng là giáo viên giỏi cấp huyện, thành phố, thậm chí nhận được kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục, nhưng giờ đây đứng trước kỳ thi tuyển viên chức quyết định được tiếp tục hoặc chấm dứt nghề giáo.
Không ít trong số 256 giáo viên này hiện giữ các chức vụ gần như chủ chốt ở các tổ chuyên môn, các nhà trường.
Họ cho rằng cuộc thi là cuộc chơi “không cân sức” và thiếu công bằng, khách quan, thậm chí vô lý bởi việc thi tuyển cùng với các sinh viên vừa tốt nghiệp còn trẻ với những chương trình đào tạo mới.
“Kỳ thi này có thể là tin vui với các cháu sinh viên mới ra trường nhưng lại là một “thảm kịch” với chúng tôi. Những năm 90, thế hệ chúng tôi chỉ được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, còn ngoại ngữ lại không được dạy trong trường THPT. Sau này học đại học, chúng tôi được đào tạo tiếng Nga – Pháp chứ không phải tiếng Anh. Bởi vậy, nếu chúng tôi thi viên chức cùng các thế hệ mới ra trường sẽ là một cuộc chạy đua không cân sức giữa hai thế hệ. Cái chúng tôi có là sự say mê, tâm huyết, kinh nghiệm nhưng lại không thể mang ra để hoàn thành yêu cầu của cuộc thi”, cô giáo Lê Thị Thu Nguyệt (Trường THCS Minh Phú) giải thích.
Những đợt thi tuyển trước đây, nhiều người trong số họ mắc phải những rào cản như không có hộ khẩu Hà Nội, rồi có những môn thì từ ngày họ đi dạy không có một kỳ thi tuyển nào.
Cô Vũ Thị Yến (giáo viên dạy môn Ngữ văn, Trường THCS Phú Minh) cũng cho biết từ năm 1998 đến nay, trên địa bàn huyện Sóc Sơn chưa một lần tổ chức thi công chức cho giáo viên môn Ngữ văn.
Về Sóc Sơn từ những ngày huyện còn thiếu rất nhiều giáo viên với tấm bằng đại học chính quy, chị Yến kể ngày đó thế hệ chị được chào đón và có thể nói là một trong những người "cứu" cho giáo dục địa phương những năm khó khăn nhất.
Clip: Cô giáo Sóc Sơn kêu cứu với phóng viên VietNamNet chiều 26/3.
“Năm 1998 có kỳ thi thì khi đó tôi lại chưa có hộ khẩu ở Hà Nội. Nhưng từ sau đó đến nay thì chưa có một kỳ thi tuyển viên chức nào. Tức là có thể nói bản thân tôi chưa bao giờ được tham gia một kỳ thi tuyển viên chức nào”.
Cô Yến kể nhiều năm liền là giáo viên dạy giỏi, chiến sĩ thi đua và là tổ trưởng tổ chuyên môn của nhà trường. Cô từng là giáo viên dạy giỏi cấp huyện, được kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục và 2 lần được tăng lương trước kỳ hạn.
“Năng lực của chúng tôi hoàn toàn được ghi nhận trên thực tế hằng năm qua học sinh, phụ huynh và tập thể nhà trường” – vì vậy cô Yến cho rằng nhà nước cần có chế độ, chính sách để ghi nhận những đóng góp, năng lực và thành tích của các giáo viên đang thực sự đảm đương những vai trò, trách nhiệm trong các trường.
“Năng lực của một giáo viên như tôi được chứng minh trong suốt 24 năm chẳng lẽ được định đoạt bằng một bài thi, một kỳ thi. Chúng tôi không phải không có năng lực, hay sợ các kỳ thi nhưng một bài thi thì không thể đánh giá được hết tất cả. Không ít giáo viên lọt qua kỳ thi biên chế nhưng vào trường thì không thể hiện được năng lực”, cô Yến nói.
Chị Nguyễn Thị Thơm (Trường Tiểu học Thị trấn Sóc Sơn) cũng chia sẻ bản thân năm nào cũng có học sinh giỏi dự thi thành phố, nhận được nhiều bằng khen. “Chúng tôi nghĩ mình cũng có chuyên môn nhất định thể hiện qua những minh chứng đó chứ không phải nói suông. Nhưng với việc thi tuyển thì không ai tự tin”.
Chị Thơm nói vậy bởi từng tham gia dự thi 2 lần nhưng bị trượt. “Nhiều người đỗ về trường nhưng rồi nhiều việc vẫn phải về tay tôi làm, từ bồi dưỡng học sinh giỏi,… Thậm chí, hiệu trưởng còn bảo là hướng dẫn việc cho giáo viên mới trúng tuyển về trường. Như vậy tôi nghĩ bây giờ có đi thi thì 100% tôi lại vẫn sẽ trượt bởi tôi từng đi thi và chứng kiến”, chị Thơm nói rồi bật khóc nức nở.
Những giọt nước mắt đã lăn trên má cô giáo Nguyễn Thị Thơm. |
Làm trong ngành được 20 năm, cô Nguyễn Thị Thu Hiền (giáo viên dạy tiếng Anh Trường Tiểu học Thanh Xuân A) từng đạt giải 3 cuộc thi giáo viên dạy giỏi, nhiều năm được nhà trường cử đi tham gia cuộc thi giáo viên tài năng.
“Tôi thấy mình cũng không đến nỗi là không có năng lực; nhưng tới đây sau cuộc thi có thể thành thất nghiệp. Đó là một sự xấu hổ vô cùng, chưa nói tới việc chưa biết sẽ sống sao khi thu nhập càng eo hẹp”.
Chị Hiền không hy vọng nhiều ở kỳ thi tuyển viên chức bởi bản thân chị từng thất bại ở 2 kỳ thi trước. “Thiết nghĩ thay vì trao cho chúng tôi những cái danh hiệu tài năng hay chiến sĩ thi đua thì hãy cho chúng tôi cơ hội để có thể được cống hiến khả năng tới các học sinh và ngành giáo dục huyện nhà”, chị Hiền bức xúc.
Cô Hiền dựa vào người đồng nghiệp của mình trong buổi chia sẻ với VietNamNet. |
“Cũng phải hơn 10 năm nay rồi năm nào cũng có học sinh đạt giải của thành phố”- thầy Nguyễn Văn Hùng (giáo viên dạy tiếng Anh của Trường THCS Phú Minh) cho rằng thật chua xót nếu mai này mình bị mất việc vì không qua nổi kỳ thi viên chức.
Bản thân thầy Hùng là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở nhiều năm, từng đạt giải Nhất cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, giải Ba cấp thành phố và thậm chí được huyện giao cho việc đào tạo học sinh giỏi dự thi cấp thành phố.
Tuy nhiên, anh cho rằng việc đánh giá giáo viên qua một kỳ thi hoàn toàn có thể may rủi, không thể chính xác bằng cả quá trình.
“Tôi thấy thất vọng bởi chúng tôi đã cống hiến từng đó năm, thậm chí thành phố cũng đã trao tặng những giải thưởng nhưng đến giờ phút này như trong tay không có gì cả. Nếu như trước kia khi còn trẻ thì chúng tôi có thể chuyển sang một ngành nghề khác để làm. Đánh đổi cả cuộc đời với một kỳ thi như thế này tôi nghĩ không hợp lý”.
“Đều được đào tạo từ những trường đại học nhưng giờ lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan, dở khóc dở cười. Nếu mất việc thực sự chúng tôi suy sụp tinh thần. Bởi ở tuổi này chúng tôi chẳng thể xin việc được ở đâu nữa bởi chẳng cơ quan nhà nước nào nhận chúng tôi vào làm việc nữa”, cô Bùi Hương Lan, (giáo viên dạy Văn tại Trường THCS Đức Hoà với 25 năm công tác) không cầm được những giọt nước mắt.
Chị Nguyễn Thị Nga thì không nhắc đến bản thân mình mà mang theo một tập dày những bằng khen về chuyên môn, đóng góp của đồng nghiệp Nguyễn Hương Trà. Cô Trà cũng là giáo viên hợp đồng 20, dạy cùng trường chị nhưng hiện phải nhập viện.
Chị Nga kể đồng nghiệp mình là một trong 10 người tốt việc tốt của thành phố năm 2014, là giáo viên cốt cán trong bồi dưỡng học sinh giỏi của huyện, 15 năm liền đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 7 năm liền có sáng kiến kinh nghiệm loại B cấp thành phố. “Chị ấy liên tục có những lứa học sinh giỏi cấp thành phố, đạt rất nhiều giấy khen các cấp nếu tới đây không thi qua được và thất nghiệp thì vô lý quá”.
Nói đoạn, chị Nga bày cho chúng tôi xem xấp bằng khen dày cộm cho thấy những nỗ lực cống hiến và khả năng của đồng nghiệp mình.
Với những cống hiến, tất cả họ mong có những cơ chế, chính sách phù hợp, nhân văn để đảm bảo cho 256 giáo viên tiếp tục được làm việc cống hiến trong ngành, có thu nhập trang trải cuộc sống, nuôi gia đình.
Nhiều lá đơn “kêu cứu” đã được gửi tới các cơ quan chức năng nhưng chưa được xem xét. Điều đó có nghĩa, nhiều giáo viên trên dưới tuổi 50, thậm chí chỉ còn 2 năm nữa nghỉ hưu, cũng sẽ phải bước vào cuộc thi đầy khốc liệt này. Trường hợp thi không trúng tuyển hoặc không thi thì sẽ bị cắt hợp đồng vào tháng 5/2020.
Để làm rõ hơn vấn đề này, VietNamNet đã làm việc với đại diện phòng Nội vụ, UBND huyện Sóc Sơn. Chi tiết mời quý độc giả theo dõi đón đọc bài sau.
Thanh Hùng - Thúy Nga
256 giáo viên cấp tiểu học và THCS tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội), trong đó có những người đã cống hiến gần 30 năm trong ngành giáo dục, đồng loạt “kêu cứu” trước nguy cơ sắp mất việc.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)