LTS:Cục Dân số (Bộ Y tế) cho biết theo số liệu ước tính,ẹthunhậptriệuThànuôiconchotốtcònhơkết quả bóng đá uruguay hôm nay tổng tỷ suất sinh năm nay của Việt Nam là 1,95 con/phụ nữ, tiếp tục giảm so với năm 2022 (2,01 con/phụ nữ) và ở dưới mức sinh thay thế. Nếu mức sinh tiếp tục giảm, theo dự báo của Liên Hợp Quốc, năm 2500 dân số Việt Nam chỉ còn 3,6 triệu người. Đến năm 2700, Việt Nam chỉ còn vài chục nghìn người. Tuy nhiên, áp lực chi tiêu, đặc biệt ở các thành phố, khiến nhiều gia đình "nhụt chí" sinh thêm con thứ hai. Đã qua rồi cái thời "trời sinh voi, trời sinh cỏ". Nuôi con càng ngày càng trở nên vất vả hơn vì có rất nhiều khoản phải chi tiêu. Mời bạn đọc cùng chia sẻ quan điểm về vấn đề này với chúng tôi. |
Tôi lấy chồng đã 9 năm, sinh được một cô con gái hiện học lớp 3. Suốt 9 năm qua, vợ chồng êm ấm, hòa thuận. Cuộc sống của chúng tôi hiện được cho là tiêu chuẩn bởi con cái đã lớn, học hành đàng hoàng. Công việc, thu nhập của hai vợ chồng cũng khá. Chồng tôi làm văn phòng, lương đủ chi tiêu cá nhân. Riêng thu nhập của tôi là 40 triệu.
Công việc kinh doanh của tôi khá bận, phải thuê thêm nhân viên để làm. Thời gian tôi dành cho gia đình là vào buổi tối. Có những ngày nhiều đơn hàng, tôi phải làm việc cả đêm, chồng lo con cái. Đương nhiên, khi có một đứa con và con đã lớn, tôi không cần phải bận tâm việc phải nhờ người trông con mỗi khi ra ngoài hay đi chơi. Việc chăm sóc con cũng nhàn hạ, đơn giản hơn nuôi vài ba đứa còn nhỏ. Dù đi đâu, gia đình 3 người cũng có thể đi cùng nhau.
Bạn bè thường hỏi tôi tại sao không sinh thêm một cậu con trai để chồng vui, nhưng chúng tôi kiên quyết chỉ đẻ một đứa, dù là trai hay gái.
Nếu là câu chuyện của nhiều năm trước và sống ở quê như thời của bố mẹ, thì có thể tôi sẽ nghĩ khác. Khi đó thức ăn thức uống cũng cây nhà lá vườn. Con cái học hành trường làng, không phải ganh đua, cũng chẳng học thêm, học nếm gì nhiều.
Nhưng từ ngày lên thành phố, cuộc sống khác hẳn. Mỗi tháng, tiền điện, tiền nước, tiền phí dịch vụ chung cư, tiền gửi, xăng xe, tiền ăn uống và các khoản đám cưới, ma chay, hiếu hỉ… đã lên tới con số hơn hai chục triệu. Đó là chưa kể, ngoài giờ học trên lớp, con còn phải học thêm đủ các dạng chương trình. Nếu không học, con không theo được với các bạn, thành học sinh đuối.
Những năm đầu, con tôi không phải dạng học tốt nên việc đầu tư là đương nhiên. Mỗi tuần, tôi thuê gia sư dạy thêm môn Toán, Tiếng Việt. Ngoài ra, tôi đầu tư cho con học ở một trung tâm tiếng Anh có tiếng để con được tiếp xúc với người nước ngoài, phát âm chuẩn.
Trường học của con cũng là trường tư, học phí cao và đương nhiên con phải chạy đua với các bạn. Chưa kể, một tháng tôi phải bỏ ra hơn một triệu tiền xe đưa đón con. Để tiện hơn cho việc dọn dẹp nhà cửa, tôi thuê giúp việc theo giờ. Có khi người giúp việc phụ trách luôn việc nấu nướng vì tôi không có thời gian làm việc đó. Một tháng tôi cũng phải bỏ ra mấy triệu trả lương cho người ta. Đó là chưa kể việc không may như ốm đau bệnh tật, đi viện đột xuất.
Sau một thời gian đầu tư học hành, tôi thực sự thấy con tiến bộ. Chồng tôi thường tặc lưỡi “đúng là có học có hơn” nên anh cũng đồng quan điểm chỉ đẻ một đứa để nuôi cho tốt.
Tôi không biết nhà khác nuôi con kiểu gì mà có thể gồng gánh được 3-4 đứa con cùng một lúc? Có người bạn của tôi sinh 3 đứa con nhưng mỗi tháng vợ chồng chỉ kiếm được hơn 20 triệu. Nhìn cảnh bạn bè đầu bù tóc rối, suốt ngày quay cuồng với đống tiền sinh hoạt, tiền học hành cho con, tôi thấy thương thay. Còn tôi, dù thu nhập khá ổn, 40 triệu/tháng nhưng nuôi 1 đứa con đã khiến tôi thấy kiệt sức, kiệt quệ kinh tế rồi.
Nhiều khi tôi tự hỏi, nuôi một đứa con, dồn tiền học, tiền ăn cho con để con sống tốt hơn hay là nuôi 2-3 đứa rồi đứa nào cũng chỉ ở mức làng nhàng?
Nhiều người nói tôi sống ích kỉ, chỉ biết nghĩ cho mình, để con gái cô đơn khi không có anh chị em, tôi cũng chấp nhận. Tôi thà chọn một đứa con ngoan, giỏi còn hơn nuôi vài đứa con mà không đứa nào có thành tích.