Sinh viên hoàn toàn có thể công bố quốc tế
Vốn say mê nghiên cứu khoa học,àithổisáobằngcuốngláđuđủcủachàngsinhviêngiỏiBálịch bóng đá cúp ý khi còn là sinh viên năm thứ 2, ngành Khoa học máy tính của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trần Bá Trung (sinh năm 1997) đã chủ động tìm đến phòng nghiên cứu của PGS.TS Huỳnh Thị Thanh Bình, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông, xin được tham gia vào nhóm nghiên cứu do cô hướng dẫn.
Bị thuyết phục bởi sự cầu thị của học trò, cô Bình gật đầu đồng ý. Công việc ban đầu của Trung ở phòng thí nghiệm là hỗ trợ các anh chị phân tích một số tài liệu, bài báo chuyên ngành liên quan đến hướng nghiên cứu nhằm đưa ra những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí và thời gian, ứng dụng trong thiết kế hệ thống mạng Internet hay hệ thống giao thông vận tải.
“Giai đoạn đầu, em vẫn chưa hình dung được việc nghiên cứu sẽ phải làm các bước như thế nào, thiết kế thực nghiệm ra sao. Vì thế, em chủ yếu làm theo hướng dẫn của cô giáo.
Đến khi đã dần quen, em bắt đầu có những hình dung cơ bản và biết cách làm việc độc lập trong phòng thí nghiệm, ví dụ như đưa ra các đề xuất, thực nghiệm đến viết bài báo khoa học. Việc được tự tìm tòi, phát hiện ra những điều mới và có thể ứng dụng chúng vào trong cuộc sống khiến em bị lôi cuốn vào việc nghiên cứu”.
Trần Bá Trung, sinh viên Công nghệ thông tin của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
Nhưng nghiên cứu không hề dễ dàng khi có những thử nghiệm phải làm đi làm lại rất nhiều lần, thậm chí có những lần ra kết quả trái ngược. Mặt khác, việc đọc các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh cũng là thách thức đối với một sinh viên khối kỹ thuật như Trung.
“Em đã phải tự học tiếng Anh bằng cách xem video hay đọc những cuốn sách giải thích dễ hiểu về các vấn đề mình hứng thú. Ban đầu vốn từ vựng ít nên em phải vừa đọc, vừa tra. Sau một thời gian, vốn từ vựng tăng lên đã giúp việc đọc sách và xem video trở nên dễ dàng hơn”.
“Tất cả những quá trình ấy đòi hỏi rất nhiều thời gian khiến em không cho phép bản thân được lơ là. Vì thế sau các buổi học, có thời gian rảnh em lại lên phòng thí nghiệm làm việc tới tận tối muộn mới trở về phòng trọ”.
Sau một quá trình dài tích lũy, chàng sinh viên Bách khoa cũng đạt được những thành tích đáng kể. Trung đã công bố 2 bài báo trên tạp chí Q1 là Memetic Computingvà Information Sciences; 1 bài trên tạp chí Q2 - Applied Intelligence.
Các bài báo này tập trung vào việc tìm lời giải tối ưu đồng thời cho nhiều bài toán trên đồ thị. Trong thực tế, việc tìm lời giải tối ưu cho các bài toán trên sẽ giúp giảm chi phí cho các hệ thống vận tải hay giảm chi phí truyền, gửi dữ liệu trong các hệ thống mạng Internet.
Ngoài ra, cậu còn đóng góp 2 bài báo khoa học tại Hội thảo đầu ngành trong lĩnh vực Tính toán tiến hoá.
Hiện Trung đang theo học chương trình thạc sĩ ngành Khoa học dữ liệu của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
“Sinh viên hoàn toàn có thể có những công bố quốc tế nếu họ dành thời gian đủ nhiều cho nghiên cứu”, Trung nói.
Nhờ những thành tích học tập xuất sắc, năm 2020, Trung là 1 trong 3 sinh viên của trường nhận được học bổng đi thực tập ở Trường ĐH Sydney (Úc).
“Khi sang Úc, em nhận thấy những định hướng nghiên cứu của họ rất nâng cao, đặc biệt trong ngành em đang theo đuổi. Quãng thời gian này cũng giúp em phần nào nắm bắt được xu thế nghiên cứu của các nước phát triển, từ đó học được nhiều điều về tư duy và cách tiếp cận vấn đề”.
Theo kế hoạch, Trung có 3 tháng thực tập tại Trường ĐH Sydney. Nhưng vì Covid-19, cậu phải ở lại Úc thêm 2 tháng và bảo vệ đồ án tốt nghiệp online để hoàn thành chương trình kỹ sư theo kế hoạch.
“Sự cố này cũng là một may mắn để em có thêm thời gian trải nghiệm, học tập và nghiên cứu tại đất nước này.
Thời điểm không thể trở về nước, giáo sư hướng dẫn em có gợi ý sẽ đăng ký cho em thử trải nghiệm một số lớp học tại đây. Đây là một trải nghiệm thú vị, giúp em cảm nhận được sự gần gũi khi mối quan hệ giữa người dạy và người học gần như không có khoảng cách. Thậm chí, khi một giáo sư đang giảng bài, sinh viên hoàn toàn có thể đứng lên phản biện trực tiếp.
Do đó, em rất kỳ vọng sẽ có cơ hội được quay lại Úc học tập ở những bậc cao hơn”.
Sau khi tốt nghiệp, Trung nhận được học bổng và tiếp tục học lên thạc sĩ ngành Khoa học dữ liệu của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Hiện cậu cũng đã có thêm 2 công bố quốc tế về lĩnh vực này.
Mê thổi sáo vì sợ… lãng quên những điều xung quanh
Mới đây, khi tham gia trường hè về các chủ đề nâng cao trong Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức, Bá Trung gây bất ngờ khi thể hiện tiết mục thổi sáo “Mẹ yêu con” từ… cuống lá đu đủ.
Cây sáo đặc biệt do cậu tự khoét lỗ, phát ra âm thanh không thua kém cây sáo trúc thông thường.
Bá Trung cho biết, từng có thời điểm cậu dành mọi sự tập trung cho nghiên cứu. Do đó, nhiều lần, Trung trót “lãng quên” đi những thứ quan trọng xung quanh.
Sau những lần như thế, cậu bắt đầu học cách tự cân bằng lại mọi thứ. Trung tìm đến thổi sáo hay chụp ảnh để giải trí sau những lúc căng thẳng.
“Âm thanh của tiếng sáo khi trầm, khi bổng giúp em cảm thấy rất thư thái và như được giải tỏa mọi cảm xúc tiêu cực. Em vẫn thường tự làm sáo bằng tre, trúc, nhưng lần này đã thử làm từ cuống lá đu đủ. Không ngờ, âm thanh phát ra cũng không hề tệ”.
Trung còn cho rằng, điểm mạnh của bản thân là sự tò mò, không chỉ trong nghiên cứu mà còn tò mò trong rất nhiều thứ. Đây cũng là một điều, theo Trung, rất cần thiết đối với một người làm khoa học.
Bất kỳ điều gì còn băn khoăn chưa có lời giải đều khiến cậu phải suy nghĩ cho đến khi tìm ra đáp án phù hợp. Vì thế, không ít lần, Trung “ở lỳ” tại phòng thí nghiệm cho đến tận khuya để “giải quyết cho xong những điều còn trăn trở”.
Nói về dự định tương lai, Trung cho biết sẽ sớm hoàn thành xong chương trình thạc sĩ, sau đó tìm kiếm cơ hội để du học Úc.
“Em muốn trau dồi, phát triển bản thân trong lĩnh vực mình đang theo đuổi để có thể quay trở về, phát triển ngành Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam”.
Thúy Nga
Hướng đi 'tình cờ' của cậu sinh viên có 8 bài báo ISI
8 bài báo khoa học ISI được công bố, đều xếp hạng Q1. Trong đó, 3 bài có chỉ số IF cao nhất thì tác giả chính đều là Vũ Ngọc Việt Hoàng.