Hơn 11 triệu lao động nông thôn làm việc trong làng nghề
TheđộngnôngthônĐẩymạnhđàotạonguồnnhânlựcchấtlượkeo 88o Hiệp hội làng nghề Việt Nam và Bộ NN-PTNT, hiện nay cả nước có trên 5.400 làng nghề và làng có nghề, trong đó có khoảng gần 2.000 làng nghề truyền thống, với 115 nghề truyền thống đã được công nhận, thu hút khoảng 11 triệu lao động ở các vùng nông thôn tham gia.
Các sản phẩm làng nghề của cả nước đã xuất khẩu sang khoảng 160 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,7 tỷ USD/năm.
Tại Diễn đàn “Doanh nghiệp, doanh nhân hiến kế hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế làng nghề”, ông Nguyễn Văn Bình - Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Doanh nghiệp, doanh nhân đóng góp ý kiến hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế”, khẳng định, trong hơn 30 năm đổi mới, kinh tế làng nghề đã có nhiều đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển của đất nước.
Các làng nghề đã giúp nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân nông thôn; bảo tồn và phát huy được bản sắc văn hóa của dân tộc; góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Song, theo ông Bình, bên cạnh các thành tựu đã đạt được, kinh tế làng nghề cũng bộc lộ nhiều vấn đề từ quy hoạch, đất đai, ô nhiễm môi trường, khó khăn trong tiếp cận khoa học công nghệ, vốn và hỗ trợ tài chính của nhà nước, đặcbiệt là vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, quảng bá sản phẩm và phát triển bền vững…
Hiện có hơn 11 triệu lao động làm việc trong các làng nghề truyền thống ở nước ta |
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cũng cho biết, từ năm 2012 đến nay, đơn vị này đã tổ chức được gần 290 lớp học, đào tạo nghề được cho khoảng trên 1 vạn học viên là lao động nông thôn. Nhờ đó, bổ sung được nguồn nhân lực cho các làng nghề, doanh nghiệp nghề truyền thống.
Song, thực tế cho thấy, nhiều làng nghề hiện nay đang dần bị mai một, giới trẻ không còn mặn mà với nghề truyền thống ông cha để lại. Các bạn trẻ hiện nay có rất ít người muốn gắn bó với nghề do bao đời cha ông để lại. Họ muốn đi ra ngoài xã hội tìm kiếm những cơ hội mới, những công việc theo họ là nhàn hạ hơn, thu nhập cao hơn,…
Đẩy mạnh đào tạo lao động chất lượng cao
Tại diễn đàn, ông Mẫn Ngọc Anh - Chủ tịch Tập đoàn Hanaka hy vọng thời gian tới sẽ có chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Bởitheo ông, nguồn nhân lực này sẽ áp dụng chuyển giao các kỹ thuật hiện đại tiên tiến, đưa công nghệ 4.0, trí tuệ nhân tạo vào việc phát triển kinh tế làng nghề.
“Tôi xin lấy ví dụ cụ thể trường hợp làng nghề gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ. Việc sản xuất một cách ồ ạt rồi trưng bày chờ người mua ngày càng ế ẩm như hiện nay ngoài lý do không có đầu ra do quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc còn có một phần nguyên nhân nữa là chưa bắt kịp thị hiếu của khách hàng. Nếu áp dụng công nghệ vào, các hộ sản xuất ở đây sẽ tạo ra nhiều kiểu dáng, mẫu mã đồ gỗ bàn ghế, giường tủ hơn, thiết kế hiện đại và phù hợp với thị trường nhiều nước hơn. Công nghệ, thương mại điện tử tạo ra sự đa dạng, phong phú về mẫu mã và sẽ mang đến nhiều khách hàng hơn”, ông chia sẻ.
Trong khi đó, ông Nguyễn Trần Hiệp, Giám đốc – Nghệ nhân HTX Đồ gỗ mỹ nghệ Hiệp Thắng nhận định, lao động là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động sản xuất, cùng với máy móc kỹ thuật quyết định nên năng suất lao động.
Vì vậy, để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước, ôngHiệp cho rằng cần tăng cường đào tạo nghề và tập huấn nâng cao tay nghề cho người lao động. Hiểu rõ được vấn đề cốt lõi trên, tiếp tục đào tạo nâng cao tay nghề, tham gia phổ cập các kiến thức, đào tạo nghề, truyền nghề cho người lao động.
Từ mô hình đào tạo nghề của HTX đã thực hiện, theo ông Hiệp, đối với người lao động mới cần đào tạo theo hình thức vừa học vừa làm, cầm tay chỉ việc theo từng khâu,… Đối với thợ đã có tay nghề, tạo điều kiện để tiếp cận những trang thiết bị, máy móc hiện đại, tạo cơ hội giao lưu, học tập kinh nghiệm và nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, quy trình sản xuất hiện đại.
Nhà nước và tỉnhcần có chính sách tôn vinh, ưu đãi, trọng dụng các nghệ nhân, khuyến khích họ truyền nghề và dạy nghề cho lớp trẻ. Bên cạnh đó, cần tổ chức các hội thi tay nghề để người lao động có cơ hội giao lưu, học tập kinh nghiệm lẫn nhau và nâng cao kiến thức.
Trong vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn, ông Hiệp cũng cho rằng nên tổ chức chương trình đào tạo riêng đối với Giám đốc HTX; cần có sự kết hợp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho các Giám đốc HTX về văn hóa, khoa học kỹ thuật và đặc biệt là các kiến thức về quản lý doanh nghiệp, thị trường, nghiệp vụ thuế, kế toán, pháp luật kinh doanh, sở hữu trí tuệ. Đây cũng là những vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách để bắt kịp xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay.
Châu Giang