Trong phòng bệnh Khoa Nội tim mạch – Lão học (Bệnh viện Lê Văn Thịnh),ôngcótriệuđồngđểmổngườiđànôngbịsuytimphảingủngồicảđêkết quả thi đấu cúp fa ông Trần Văn Vũ (SN 1968, ngụ tại tỉnh Bình Phước) đang ngủ ngồi, chốc chốc lại cựa mình để chỉnh tư thế. Bỗng ông choàng tỉnh, ho và cố hít thở. Vội bước tới xoa lưng, vuốt ngực cho chồng, bà Lê Thị Kim Phụng (SN 1967) xót xa: “Đây là lần thứ 3 chồng tôi nhập viện kể từ đầu năm nay. Đợt này bị nặng nhất, bác sĩ nói phải thay van tim gấp, nhưng chúng tôi vẫn chưa lo được kinh phí”. Ông Vũ phát bệnh tim lần đầu vào mùa hè năm 2019. Đợt ấy, ông phải nong động mạch vành, đặt stent, hết hơn 100 triệu đồng. Trong nhà cạn sạch tiền, bà Phụng đành bất chấp đi vay lãi để ông làm phẫu thuật. Mấy năm nay, ông vẫn tái khám, theo dõi định kỳ, đã nhiều lần bác sĩ tư vấn ông nên thay van tim nhưng họ chỉ biết lắc đầu vì hoàn cảnh quá khó khăn. Bác sĩ Khoa Nội tim mạch – Lão học chia sẻ với VietNamNet, đợt này ông Vũ nhập viện trong tình trạng suy tim cấp, trên nền suy tim mạn tính. Nguyên nhân chính dẫn đến suy tim là bệnh tim thiếu máu cục bộ và hở van tim 2 lá. “Bệnh của ông có 2 vấn đề cần xử lý: Thứ nhất là thay van tim, thứ 2 là chụp và can thiệp mạch vành. Trong đó, thay van tim cần được ưu tiên trước. Chi phí thể thực hiện ca phẫu thuật khá lớn, sau khi trừ bảo hiểm y tế vẫn còn khoảng 80-100 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu để quá trễ, bệnh nhân có nguy cơ dẫn đến sốc tim, ảnh hưởng đến tính mạng”, bác sĩ cho biết. Hiện tại, ông Vũ đang nằm viện, điều trị bằng thuốc, nhưng đây không phải là biện pháp lâu dài. Vợ chồng ông đều biết vậy. Họ tha thiết mong ông có cơ hội sống, nhưng lại không có cách nào để xoay xở được khoản tiền cả trăm triệu đồng. Trước đây, vợ chồng ông không có nghề nghiệp ổn định, phải làm nhiều công việc nặng nhọc để mưu sinh. Khoảng 10 năm trước, vợ của anh Trần Trung Hiếu (SN 1988, con trai ông Vũ) bỏ đi, để lại 2 đứa trẻ mới 1 tuổi và 2 tuổi. Thương con trai bị câm bẩm sinh, không cách nào chăm bẵm con nhỏ, vợ chồng ông lại cáng đáng thêm 2 đứa cháu thơ dại. Ông Vũ và con trai cùng làm thợ hồ, còn bà Phụng vừa chăm cháu, vừa kiếm công việc lặt vặt để làm thêm. Cuộc sống vốn đã chật vật, đến khi ông Vũ đổ bệnh, họ lâm vào đường cùng. 5 năm trước, sau khi điều trị bệnh cho ông, họ không lo nổi tiền nợ, phải bán tài sản duy nhất là căn nhà nhỏ ở quận 9 (nay là TP.Thủ Đức), rồi dành lại một phần đủ mua mảnh đất ở tận Bình Phước. Không có tiền thuê thợ xây nhà. Vợ chồng ông Vũ và con trai từng bước xây cất, dù chậm chạp nhưng về sau có chỗ che nắng, che mưa. Đến nay, một lần nữa họ lại rơi vào cùng cực. “Tôi cũng từng nghĩ đến bán nhà, nhưng giá rẻ quá. Hơn nữa, đó cũng là chốn nương thân duy nhất của con trai bị câm và 2 đứa cháu nhỏ dại, chúng tôi không đành lòng”, bà Phụng giãi bày. Hiện tại, anh Hiếu ở Bình Phước vẫn đang đi làm thợ hồ, nhưng công việc bấp bênh, thu nhập chỉ đủ lo miếng ăn cho 3 cha con. Vợ chồng ông Vũ ở bệnh viện phải xin cơm từ thiện qua bữa. Lúc này, họ đang rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng, để ông Vũ có điều kiện chữa bệnh, vượt qua cơn ngặt nghèo.
|