50% hồ sơ thủ tục hành chính về GD&ĐT được xử lý online mức 3
Đề án “Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học,ămtrườngphổthôngthườngxuyênứngdụngCNTTtrongquảnlýlịch thi đấu của paris saint-germain nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” vừa được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định phê duyệt.
Đề án hướng tới mục tiêu tăng cường ứng dụng CNTT nhằm đẩy mạnh triển khai chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan quản lý nhà nước về GD&ĐT ở trung ương và các địa phương; đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học và công tác quản lý tại các cơ sở giáo dục đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân góp phần hiện đại hóa và nâng cao chất lượng GD&ĐT.
Cụ thể, bên cạnh mục tiêu hình thành cơ sở dữ liệu toàn ngành GD&ĐT, Đề án cũng đặt mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu 100% các cơ quan quản lý nhà nước về GD&ĐT, các cơ sở GD&ĐT thực hiện quản lý hành chính xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng; 70% cuộc họp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và cơ sở GD&ĐT được áp dụng hình thức trực tuyến; 70% lớp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được thực hiện qua mạng theo phương thức học tập kết hợp (blended learning); 50% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến tối thiểu mức độ 3, trong đó 30% được xử lý trực tuyến ở mức độ 4.
Về đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra đánh giá, nghiên cứu khoa học và công tác quản lý, theo Đề án, đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, hình thành kho học liệu số dùng chung toàn ngành gồm bài giảng, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác. Mục tiêu cụ thể là đến năm 2020, phấn đấu 90% cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên ứng dụng CNTT trong quản lý nhà trường, trong đó 70% trường học sử dụng sổ quản lý điện tử.
Với các cơ sở giáo dục đại học đại học và trường sư phạm, hình thành cổng thông tin thư viên điện tử toàn ngành liên thông, chia sẻ học liệu với các cơ sở đào tạo; áp dụng phương thức học tập kết hợp; phát triển một số mô hình đào tạo trực tuyến (cyber university).
Đề án cũng nêu rõ định hướng đến năm 2025 mức độ ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học đạt trình độ tiên tiến trong khu vực ASEAN, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. CNTT trở thành động lực đổi mới quản lý, nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra đánh giá trong GD&ĐT.