Theãihùngcảnhvoiđiêncuồngtấncôngnữdukháchtạiđiểmdulịchnổitiếnhận định dortmund hôm nayo RT đưa tin, sự việc xảy ra vào ngày 13/2 vừa qua, bên ngoài pháo đài Amer, thuộc thành phố Jaipur, bang Rajasthan. Đây là một điểm đến nổi tiếng của khách du lịch.
Theo đó, một du khách người Nga đang chuẩn bị leo lên lưng một con voi để đi tham quan thì bất ngờ con voi nổi giận và lập tức tấn công nữ du khách.
Trong đoạn video được đăng tải lên mạng xã hội X cho thấy, con voi có tên Gouri dùng vòi nhấc bổng nữ du khách lên không trung, xoay vòng tròn rồi ném mạnh cô xuống đất. Người đàn ông điều khiển voi cũng không thể kiểm soát được con voi và bị hất văng xuống đất.
Các nạn nhân được ban quản lý khu di tích và những du khách có mặt ở đó hỗ trợ, sơ cứu ban đầu trước khi xe cứu thương được điều đến hiện trường.
Vụ việc khiến nhiều du khách chứng kiến hoảng sợ. Nữ du khách người Nga bị gãy chân đã được đưa đến bệnh viện gần đó.
Trong bài đăng của tổ chức bảo vệ quyền động vật PETA cho biết con voi dường như đã quá căng thẳng và mệt mỏi sau nhiều năm chở khách du lịch nên mới xảy ra sự việc trên.
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên voi Gouri tấn công người. Vào năm 2022, Gouri đã tấn công một người đàn ông ở cửa hàng gần pháo đài khiến ông bị gãy xương sườn và một chân. PETA cho rằng con voi đã được sử dụng để phục vụ khách du lịch cưỡi trong hơn 20 năm.
PETA đã viết thư cho các quan chức nhà nước, bao gồm cả Phó Thủ tướng, và đề nghị cơ quan chức năng đưa những con voi phục vụ du lịch này đến khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã.
Một báo cáo do Ủy ban Phúc lợi Động vật Ấn Độ ủy quyền vào năm 2018 cho thấy, 19 trong số 102 con voi được sử dụng để chở khách du lịch tại Pháo đài Amer bị mù hoàn toàn hoặc một phần, trong khi 9 con khác bị bệnh lao. Hầu như tất cả các loài động vật đều được cho là đang mắc bệnh về thể chất.
Pháo đài Amer tọa lạc trên đỉnh đồi Aravali thuộc thị trấn Amer, cách trung tâm thành phố Jaipur, bang Rajasthan, Ấn Độ khoảng 11km. Pháo đài được xây dựng trong 3 triều đại vua Ấn Độ. Đến thế kỷ XVIII, dưới triều đại của vua Sawai Jai Singh, Amber chính thức hoàn thành và tồn tại đến nay đã hơn 400 năm.
Với vẻ đẹp tráng lệ cùng kiến trúc đồ sộ bậc nhất Ấn Độ, pháo đài Amber đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2013 và thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan hàng năm.
Có hai cách để du khách di chuyển trong pháo đài: một là đi bộ qua những con đường đá, hai là cưỡi voi.