Đào Tố Loan: Từ cô gái không có tuổi thơ trở thành giọng opera số 1 VN_lịch thi đấu la liga 2

So với nhiều ca sĩ khác,ĐàoTốLoanTừcôgáikhôngcótuổithơtrởthànhgiọngoperasốlịch thi đấu la liga 2 Đào Tố Loan vào nghề rất muộn. 20 tuổi cô mới bắt đầu theo học hệ Trung cấp - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam nhưng trên con đường theo đuổi nghiệp cầm ca, Đào Tố Loan đã đoạt rất nhiều giải thưởng: Năm 2011, cô giành giải Nhất Sao Mai; Năm 2014, giành được cả hai giải Nhất và giải Khán giả bình chọn tại Hội thảo Opera Lidal North ở Nhà hát Opera Oslo; Năm 2018 là giải nhất Cuộc thi Opera Đông Nam Á tại Singapore; Năm 2019, cô đoạt Huy chương vàng Hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc và giải Nhì cuộc thi Opera Việt Nam; Năm 2021 cô giành giải Ba bảng Chuyên nghiệp của cuộc thi Âm nhạc Quốc tế MAP (MAP – IMC), được tổ chức từ Los Angeles Mỹ…

Ca sĩ Đào Tố Loan. 

Nhận mình là người giản dị và nhiều lúc bị cho là khó gần nhưng Đào Tố Loan chia sẻ, những điều đó phần nào xuất phát từ tuổi thơ cơ cực. 6 tuổi cô đã mồ côi mẹ, 3 tháng sau bố lấy vợ, nữ ca sĩ nói mình “không có tuổi thơ”.

Không có mẹ cận kề chăm sóc, 3 chị em Đào Tố Loan cứ tự nhiên lớn lên trong tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Gia đình cô ở Thái Nguyên, trên một quả đồi heo hút, nhà nọ sang nhà kia qua một con suối. Gia cảnh nghèo tới độ khi NSƯT Huyền Thanh - mẹ nuôi sau này của Tố Loan về chơi còn chạy ra sau hiên vừa nói vừa khóc: "Sao lại nghèo thế hả con, còn hơn cả chị Dậu". 

Hàng ngày, hai chị gái đi làm thuê kiếm sống, Tố Loan còn nhỏ cũng lẽo đẽo theo sau phụ việc. Lớn hơn một chút, cô đi cắt cỏ, gặt lúa, bất cứ việc gì có thể kiếm được tiền đi học đều làm cật lực. Nhà có sổ hộ nghèo nên 3 chị em đi học không mất tiền.

Sinh ra 'không có tuổi thơ' nhưng Đào Tố Loan đã nỗ lực không ngừng. 

Bước ngoặt lớn nhất để làng nhạc Việt có một Đào Tố Loan - giọng hát thính phòng ấn tượng với chất giọng soprano cực hiếm, cao vút và âm vực rộng là khi chị gái bị ngất do vừa đi học, vừa làm thêm quá sức.

“Chị cả là người mẹ thứ hai của chúng tôi. Mẹ mất sớm, chị phải mang gánh nặng chăm sóc và nuôi dưỡng các em. Khó khăn và khổ đau không kể hết, mấy chị em rau cháo nuôi nhau lớn khôn. Tôi rất hạnh phúc và tự hào khi có một người chị giàu nghị lực và đức hy sinh như thế. Đó là người phụ nữ tôi mang ơn. Nghĩ chị vất vả quá, tôi quyết định bỏ học xin đi làm”, Tố Loan tâm sự.

Quá trình làm thêm, Đào Tố Loan gặp được người bạn trai đầu tiên, cũng là người chồng hiện tại. Anh là người động viên cô thi Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam bởi thấy giọng hát quá hay.

20 tuổi mới bắt đầu học hệ Trung cấp - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, sau đó tiếp tục học lên đến Đại học và Cao học, Đào Tố Loan chia sẻ chặng đường 10 năm vô cùng gian nan và thử thách nhưng không thấy nản chí vì được sống đúng đam mê.

“Có những buổi học hai tiếng đồng hồ mà cô giáo sửa cho mình duy nhất 1 nốt nhạc hát mãi không đúng nên bị cô đuổi về, dọc đường tôi buồn và khóc không ngừng. Tôi trăn trở cả một ngày, lao vào tập, 11 giờ đêm vẫn dậy luyện giọng đến 2 giờ sáng nên bị chủ nhà trọ mắng. Ở phòng trọ không có đàn piano, tôi thường đến trường sớm, tranh thủ mượn đàn tập trước giờ vào lớp”, nữ ca sĩ tâm sự.

Trải qua quá nhiều khó khăn nên khi đến với opera - nhiều người nhận xét là dòng nhạc quá khó để thành công thì Tố Loan lại càng muốn đào sâu vì cho rằng: “Thế giới làm được, mình phải làm được”. Chinh phục được rất nhiều kỹ thuật khó khi hát opera, vượt qua được giới hạn bản thân, cuối cùng Đào Tố Loan vẫn quay về bản ngã của mình - đó là tình yêu nhạc Việt.

Nhắc tới Văn Cao, sẽ nhắc tới Đào Tố Loan - ca sĩ hát nhạc của ông.

Mới đây, Đào Tố Loan ra mắt dự án âm với CD vol2 Mùa xuân đầu tiênhướng tới kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhạc sĩ Văn Cao (1923-2023). Nghệ sĩ chia sẻ yêu nhạc của Văn Cao bởi sự lãng mạn, du dương, mơ mộng, trong sáng nhưng cũng đầy mạnh mẽ và triết lý sâu sắc. Âm nhạc và giai điệu đẹp ấy đã chinh phục tất cả những tâm hồn yêu nhạc của ông, cô cũng không ngoại lệ.

“Hát nhạc của nhạc sĩ Văn Cao không dễ nhưng nếu giữa âm nhạc và ca sĩ có những điểm tương đồng, phù hợp thì sẽ như 2 mạch nước chảy thành một dòng”, ca sĩ bày tỏ.

Nói về cơ duyên hát nhạc Văn Cao, Tố Loan cho biết: “Tôi may mắn được gặp cô Nguyễn Quỳnh Anh - Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam - là hàng xóm và cũng yêu âm nhạc của người nhạc sĩ tài hoa. Cô cùng Hội nhạc sĩ Việt Nam và BTC lên ý tưởng tổ chức đêm nhạc Đàn chim Việt, kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhạc sĩ Văn Cao và thực hiện dự án âm nhạc CD kèm theo sách về ông như một món quà đặc biệt ý nghĩa dành tặng cho khán giả. Và tôi được lựa chọn”.

Ngoài ra, nữ nghệ sĩ hạnh phúc vì được ca sĩ Tùng Dương – người đã tiếp thêm sức mạnh và góp ý rất nhiều khi cô hát nhạc Văn Cao.

Trong CD vol2 Mùa xuân đầu tiên Tùng Dương song ca với cô bài Đàn chim Việt – ca khúc chủ đề của đêm nhạc. Nữ ca sĩ bày tỏ mong muốn, sau CD này, khán giả sẽ nhớ tới Đào Tố Loan như một ca sĩ hát nhạc Văn Cao.

Đào Tố Loan thể hiện ca khúc 'Sông Lô': 

Đào Tố Loan bật khóc khi hát 'Người đi tìm hình của nước'Nhân dịp kỷ niệm 112 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911-5/6/2023), nhạc sĩ Kiên Ninh ra mắt MV 'Người đi tìm hình của nước'.
Ngoại Hạng Anh
上一篇:165 tác phẩm vào vòng chấm chung khảo Giải Báo chí quốc gia
下一篇:Kết cục của người chồng giàu có bỏ vợ con theo nhân tình