Những thủ đoạn lừa đảo tinh vi hiện nay trên môi trường số khiến nhiều người mất tiền trong tài khoản ngân hàng và gần như không thể lấy lại được. Các hacker thường chuyển tiền ngay sang các tài khoản khác sau khi nhận được tiền. Việc chuyển khoản từ ngân hàng này sang ngân hàng khác khiến quá trình theo dõi trở nên khó khăn.
Chia sẻ tại tọa đàm Bảo mật thông tin trong lĩnh vực chứng khoản,kèo 0.5-1 do tạp chí Nhà đầu tư tổ chức ngày 9/4, chuyên gia an ninh mạng Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC) cho biết, rất khó để truy vết, xử lý đối tượng lừa đảo. Những người bị lừa đảo sau khi “dính bẫy” chuyển tiền họ có tâm lý muốn lấy lại nhưng hầu như không lấy lại được bởi các tài khoản ngân hàng đó là giả mạo, tiền đã bị kẻ gian nhanh chóng chuyển đi các tài khoản khác.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư thuộc Cục Quản lý Hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an (C06) cho rằng, việc truy vết hiện gần như khó khả thi, vì nguồn các cuộc tấn công, lừa đảo nằm ở nhiều quốc gia.
Nhằm ngăn chặn những thủ đoạn lừa đảo tinh vi của kẻ gian, cuối năm 2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định 2345/QĐ-NHΝΝ để đảm bảo an toàn, bảo mật trong giao dịch trực tuyến. Theo đó, từ ngày 1/7/2024, khách hàng chuyển tiền qua tài khoản trực tuyến hoặc nạp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng phải được xác thực sinh trắc học qua khuôn mặt hoặc vân tay. Trường hợp khách hàng cá nhân trước khi giao dịch lần đầu tiên bằng ứng dụng ngân hàng (mobile banking) hoặc trước khi giao dịch trên thiết bị khác với thiết bị đang giao dịch lần gần nhất, cũng phải được nhận dạng sinh trắc học.
Theo các chuyên gia, cơ quan quản lý, quyết định này sẽ ngăn chặn được hành vi rút tiền khỏi tài khoản của khách hàng dù kẻ gian có chiếm quyền điện thoại; đồng thời, cơ quan an ninh có thể truy vết được đối tượng lừa đảo. Điều mà trước đây gần như không thể làm được.
Theo một chuyên gia, khi Quyết định 2345 được thực thi, kể cả khi khách hàng lỡ chuyển tiền vào tài khoản của kẻ lừa đảo cũng có thể lấy lại tiền. Vì muốn chuyển tiền vào tài khoản, người thực hiện phải xác thực sinh trắc học với giao dịch trên 10 triệu đồng (xác thực sinh trắc học là khuôn mặt thật chứ không phải hình ảnh cài trên điện thoại, và khuôn mặt của người thực hiện chuyển tiền được đối chiếu với dữ liệu sinh trắc học từ thẻ căn cước gắn chip do Bộ Công an quản lý). Trong trường hợp kẻ gian dùng tài khoản của mình để chuyển tiền,cơ quan công an có thể nhanh chóng xác định được danh tính qua đối chiếu với thông tin trên căn cước gắn chip.
VMG eID và VMG Bio-2345: bộ giải pháp giúp khách hàng bảo vệ tài khoản
Để thực thi Quyết định 2345, các ngân hàng cần bộ công cụ, giải pháp tối ưu, vừa nhanh, vừa bảo mật để xác thực thẻ căn cước gắn chíp và tiến hành sinh trắc học.
Nhằm cung cấp cho các ngân hàng hệ thống giải pháp với các tính năng vượt trội, Công ty Cổ phần Truyền thông VMG cho biết đã xây dựng 2 giải pháp: giải pháp VMG eID (xác thực Thẻ căn cước gắn chip) và giải pháp Sinh trắc học - VMG Bio-2345, theo tiêu chuẩn của Bộ Công an (A05/C06), có luồng kết nối phù hợp nhất với các quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Trong đó, giải pháp VMG eID nhằm hoàn thiện quy trình eKYC với khối ngân hàng số, giảm thiểu rủi ro, thông tin xác thực thẻ căn cước công dân chính xác và được bảo trợ pháp lý về thông tin bởi Bộ Công an. Giải pháp giúp tối ưu trải nghiệm với khối khách hàng cá nhân/bán lẻ thông qua giải pháp xác thực thẻ căn cước bằng thiết bị đọc Thẻ căn cước tại quầy.
Theo VMG, VMG eID và VMG Bio-2345 hội tụ đầy đủ các yếu tố để trở thành giải pháp tối ưu, với cơ sở hạ tầng giúp tốc độ xác thực thẻ căn cước nhanh nhất bậc thị trường (50-200 ms), tốc độ face matching chính xác 99% (200-600 ms). Hệ thống kết hợp luồng dịch vụ cung cấp xác thực thẻ căn cước gắn chip/luồng sinh trắc học và có cơ chế mở rộng, nâng cấp cho luồng định danh, xác thực điện tử với cơ sở dữ liệu dân cư của Bộ Công an.
Cũng theo VMG, hệ thống có thể được cấu hình theo yêu cầu về tiêu chuẩn bảo mật, nghiệp vụ của khối Ngân hàng và Tài chính. Đặc biệt, các thông tin khi tra cứu thẻ căn cước là thời gian thực và từ hệ thống lưu trữ dữ liệu gốc, chuẩn từ Hệ thống Dữ liệu Bộ Công an; nhận thẳng kết quả xác thực (Đúng/Sai; True/False) tạo sự chính xác và nhanh chóng.
VMG hiện sở hữu đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp, bề dày kinh nghiệm đã triển khai thực tế tại các ngân hàng, tổ chức tài chính, chứng khoán… Công ty kỳ vọng bộ giải pháp VMG eID và VMG Bio-2345 đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ Công an và Quyết định 2345 của Ngân hàng Nhà nước, góp phần bảo vệ nền kinh tế số, tài chính số, xã hội số.
Tham khảo website: www.vmgmedia.vn và https://ekyc.vmgmedia.vn/ để có thêm thông tin về VMG eID và VMG Bio-2345 |
Hoàng Ly
(责任编辑:World Cup)