Gia đình chị Trần Thị Thủy quê mãi Thanh Hóa. Nhiều năm trước,ềmvuiđónnămmớicủanhữnglaođộngnhậpcưnghèogiữalòngSàiGòket qua nong da ở quê không có đất để cày cuốc , họ dắt díu nhau vào TP. Đà Lạt kiếm việc làm. Thế nhưng mảnh đất ấy không dung nạp 5 con người khốn khổ, đi làm cả ngày đêm cũng chẳng đủ tiền đóng trọ. Hơn một năm trước, vợ chồng chị chuyển vào TP.HCM.
Chị Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Phước Kiển trao món quà của Báo VietNamNet cho chị Thủy.
Hiện tại, gia đình chị đang ở trọ tại ấp 1, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM. Cả gia đình gồm 2 vợ chồng, 3 đứa con đều đi bán vé số. Cuộc sống gia đình chị có lẽ sẽ bớt cơ cực hơn nếu con trai thứ 2 là một người bình thường. Nhưng chàng trai béo ục ịch đã 17 tuổi ấy lại là một đứa khờ, thường xuyên bỏ nhà đi biệt tích.
“Mới đợt rồi nó đi 8 tháng liền, chúng tôi vừa bán hàng rong vừa kiếm mà không thấy”, chị Thủy cho hay.
Sinh ra trong gia đình nghèo, con trai cả hơn 20 tuổi và con gái út mới 9 tuổi của chị chẳng biết đến trường học. Mỗi ngày lại lăn xả ra đời, lang thang khắp các đường lớn, ngõ nhỏ để bán vé số. Mà có lẽ, phận của chị hẩm hiu nên cứ mãi gặp tai ương, rồi cả gia đình chịu khổ.
Khoảng một năm trước, chị Thủy phát hiện bị ung thư phổi. Do không có tiền để nằm viện điều trị, chị đành đi khám rồi mua thuốc về uống cầm chừng. Để kiếm thêm tiền chữa bệnh, chị còn đèo thêm thùng bánh mì để bán.
Mỗi tháng, cả gia đình kiếm được khoảng 4 triệu đồng, riêng tiền phòng trọ đã hết 1,7 triệu, còn chưa kể tiền điện, nước. Suốt mùa dịch vé số ngưng, thành phố lại thực hiện giãn cách xã hội, họ ngồi ủ rũ trong phòng trọ, ăn bữa nay, lo bữa mai.
Phương tiện mưu sinh của chị là chiếc xe đạp cọc cạch, thùng bánh mì, xấp vé số và chai nước xịt khuẩn.
Mong mỏi của chị là bán hết hàng để gia đình có bữa cơm nóng và chị tiếp tục điều trị bệnh.
Mai mắn hoàn cảnh của gia đình chị được khu xóm biết tới và giúp đỡ, các chương trình từ thiện ở xã Phước Kiển cũng ưu tiên, nên mới có thể vượt qua đại dịch. “Chủ nhà tốt lắm, bớt cho gia đình tôi 1 tháng tiền nhà nữa”, chị bộc bạch.
Cũng đã lâu rồi, gia đình chị chẳng được ăn Tết ở quê, mà với họ thì làm gì có Tết. Chị Thủy giãi bày, mùng 1 Tết cả gia đình vẫn đi bán vé số và bánh mì như ngày thường. Nghỉ bán rồi biết lấy gì mà ăn.
Đối với họ, dẫu bán được 1 tờ vé số cũng mừng, nên khi bất ngờ nhận được món quà của Báo VietNamNet trị giá 500.000 đồng tiền mặt, chị chẳng kìm được niềm vui mừng.
Hoàn cảnh chật vật không kém gia đình chị Thủy là trường hợp của chị Phạm Thị Ngoan (42 tuổi, quê ở Sa Đéc, Đồng Tháp). Khi đoàn từ thiện đến, chị Ngoan đang tất bật trong bếp, quần áo lem luốc bột trắng. Chị cười xòa: “Tôi đi bán cơm chiên về, đang tranh thủ làm bánh để bán buổi chiều”.
Gia đình chị Ngoan là lao động nhập cư. Ngày thường mải miết kiếm sống, bất ngờ nhận được món quà, niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt.
Hai vợ chồng chị đi bán hàng rong cả ngày lẫn đêm. Từ 1-2 giờ đêm, họ bán cơm chiên Dương Châu, buổi sáng sau thời gian nghỉ ngơi ít ỏi, chị làm há cảo để tiếp tục bán buổi chiều. Trước đây, có ngày đắt khách, họ kiếm được 400-500.000 đồng. Thế nhưng, cũng có nhiều ngày ế ẩm, cả gia đình phải ăn cơm chiên trừ bữa, mấy đứa con của chị đã “ngán đến phát sợ”.
Căn phòng trọ chật chội của gia đình chị ở phường Phú Thuận, Q.7, TP.HCM có tới 6 người chung sống, nhưng chỉ có 2 lao động chính là vợ chồng chị. Con gái lớn đã có gia đình và đang chăm con nhỏ, con trai thứ 2 bị di chứng viêm não Nhật Bản, đã 17 tuổi nhưng chẳng thể làm gì. Đứa con út mới 9 tuổi cũng còn nhỏ, lại đèo bòng thêm cháu ngoại.
Cuộc sống của họ có lẽ sẽ bớt chật vật nếu những đứa con đều khỏe mạnh, bình thường.
Đợt dịch Covid-19 hoành hành, gia đình chị Ngoan cũng điêu đứng. Dù được chính quyền địa phương hỗ trợ lương thực thực phẩm, nhưng gia đình quá đông nhân khẩu nên có khi phải nín dạ qua ngày. Nghĩ lại những ngày hè vừa qua, chị rùng mình.
Sau khi thành phố chuyển sang trạng thái “bình thường mới”, vợ chồng chị lại tiếp tục công việc, nhưng thường xuyên bị ế nên thu nhập bấp bênh. Họ cũng như gia đình chị Thủy, sẽ đi bán hàng như ngày thường, và chẳng sắm sửa gì để đón Tết.
Gia đình chị Thủy, chị Ngoan chỉ là số nhỏ trong rất nhiều mảnh đời đang chật vật mưu sinh. Họ chẳng dám mơ một cái Tết đủ đầy. Vì vậy, món quà của VietNamNet đến vào ngày giáp Tết giúp họ có thêm tinh thần để đón chào một năm mới.
Khánh Hòa
Món quà xúc động khiến bệnh nhân Bệnh viện Chợ Rẫy rơi nước mắt
Trong buổi trao tặng quà Tết tại Bệnh viện Chợ Rẫy sáng 19/1, nhiều thân nhân và bệnh nhân đã bày tỏ sự bất ngờ và xúc động khi đón nhận những tình cảm trân trọng của lãnh đạo bệnh viện cùng nhà hảo tâm.