Kế hoạch số 122 của UBND tỉnh để thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XX về chuyển đổi số tỉnh Nam Định đến năm 2025,ĐịnhỨngdụngcôngnghệthôngminhđẩynhanhchuyểnđổisốket qua suwon định hướng đến năm 2030 với mục tiêu là huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội đẩy mạnh chuyển đổi số để xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số. Phấn đấu đến năm 2030, Nam Định cơ bản hoàn thành chuyển đổi số gắn với các dịch vụ đô thị thông minh, kết nối đồng bộ với Trung ương và hệ thống các đô thị thông minh trên toàn quốc.
Thực hiện kế hoạch trên, Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các ngành, đơn vị tập trung triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ như: Hỗ trợ triển khai các giải pháp ứng dụng công nghệ thông minh trong giáo dục tại 4 trường tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn tỉnh; "Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Nam Định”…
Thời gian qua, tỉnh cũng chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ cùng các sở, ngành liên quan thúc đẩy phát triển kinh tế số với trọng tâm là phát triển doanh nghiệp công nghệ số, phát triển nội dung số, công nghiệp sáng tạo, thương mại điện tử và sản xuất thông minh.
Trong lĩnh vực công nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi, đổi mới công nghệ áp dụng các công cụ hệ thống quản lý chất lượng, thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên các nền tảng số, thương mại điện tử, ứng dụng sản xuất thông minh.
Đặc biệt, Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai thực hiện Dự án “Sàn giao dịch công nghệ, thiết bị và hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Nam Định”; đưa vào vận hành Sàn giao dịch công nghệ, thiết bị trực tuyến được xây dựng hoàn thiện với tên miền là https://ndtex.vn thu hút hơn 100 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đăng thông tin bán hàng cũng như tìm mua các sản phẩm công nghệ, thiết bị.
Đối với nông nghiệp, ưu tiên ứng dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ số trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý, hướng dẫn, khuyến khích nông dân thực hiện thương mại điện tử trong nông nghiệp…
Đến nay, đã có 52 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh ứng dụng tem điện tử thông minh (QR-Code) để truy xuất nguồn gốc thực phẩm cho gần 150 dòng sản phẩm, phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý sản xuất, truy xuất nguồn gốc thực phẩm và chống gian lận thương mại cho các sản phẩm nông sản thực phẩm.
Đối với phát triển xã hội số, tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng đổi mới nội dung và chương trình giáo dục, đào tạo thích ứng với môi trường công nghệ liên tục thay đổi và phát triển; tận dụng công nghệ số để gia tăng khả năng tiếp cận giáo dục cho mọi đối tượng. Số hóa tài liệu, xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Ứng dụng, phát triển nền tảng hỗ trợ khám, tư vấn, chữa bệnh từ xa, từng bước xây dựng nền tảng quản trị y tế thông minh, hệ thống chăm sóc sức khỏe và y tế công cộng dựa trên nền tảng công nghệ số…
Để tạo thuận lợi cho tổ chức các hoạt động khoa học và công nghệ thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết 77/2022/NQ-HĐND quy định một số chính sách hỗ trợ tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ và hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh, trong đó có nội dung hỗ trợ đổi mới, tiếp nhận chuyển giao công nghệ; hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Trần Minh Hoan cho biết, để thúc đẩy chuyển đổi số, trước tiên là chuyển đổi nhận thức, tiếp đó là ứng dụng khoa học và công nghệ trong chuyển đổi số. Mỗi cơ quan, tổ chức cần tận dụng tối đa cơ hội để phát triển, chuyển đổi số, trong đó việc xác định sớm lộ trình và đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực có ý nghĩa sống còn và là cơ hội để phát triển ngành, lĩnh vực.
Thanh Hải