搜索

Cuộc vật lộn của tư duy đổi mới khi đưa Internet vào Việt Nam_nhận định mc vs brighton

发表于 2025-01-20 07:17:19 来源:Fabet

Nếu như các dịch vụ viễn thông,ộcvậtlộncủatưduyđổimớikhiđưaInternetvàoViệnhận định mc vs brighton di động của Việt Nam mở ra chậm hơn thế giới từ 15-30 năm, Internet vào Việt Nam chậm hơn so với  khởi đầu của thế giới chỉ chừng vài năm. Tiền đề cho việc mở Internet đã được khởi động sớm, nhưng để có được thành tựu như ngày hôm nay là cả chặng đường dài ‘vật lộn’ về tư duy đổi mới. Những bài học về quá trình mở cửa này là kinh nghiệm quý báu trong bối cảnh Việt Nam đang thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ, thử nghiệm thương mại 5G và tiến tới làm chủ công nghệ.

Cuộc vật lộn của tư duy đổi mới khi đưa Internet vào Việt Nam
Theo các chuyên gia, nếu như các dịch vụ viễn thông, di động của Việt Nam mở ra chậm hơn thế giới từ 15-30 năm thì Internet vào Việt Nam chậm hơn so với khởi đầu của thế giới chỉ chừng vài năm (Ảnh: Anh Dũng)

Khởi động từ năm 1991 và email đặc biệt năm 1994 

Ông Trần Bá Thái, Giám đốc Công ty NetNam - Viện Công nghệ Thông tin (CNTT) thuộc Viện Khoa học Việt Nam vẫn còn nhớ năm 1991, Viện không được tham dự cuộc họp quốc tế đầu tiên về Internet tại châu Âu. Nhưng cùng năm đó, cuộc họp lần 2 ở Kobe (Nhật), Viện may mắn được tham dự. Thời kỳ đó Internet mới chỉ dừng lại ở trong giới khoa học và một số trường đại học của Mỹ, châu Âu. Cũng trong năm đó, Viện đã được thử nghiệm Internet với một trường đại học của Đức trong khuôn khổ dự án của UNDP.

“Chúng tôi làm công việc đầu tiên để xây dựng hạ tầng Internet như xây dựng account tại mạng của trường đại học này và thử nghiệm các công nghệ cơ bản. Việc thử nghiệm chủ yếu để nghiên cứu nền tảng công nghệ, tạo account email và chuyển tệp cho nhau. Sau đó hết kinh phí nên dừng lại”, ông Trần Bá Thái cho hay.

Đến tháng 4/1994, ông Thái được GS Đặng Hữu, Bộ trưởng Bộ KHCN giao cho thiết lập email để phục vụ cho chuyến viếng thăm của Thủ tướng Úc. Ở thời điểm đó, Internet vẫn là chuyện "tranh tối, tránh sáng" nên để có tiên miền Việt Nam (.VN), ông Trần Văn Đắc Vụ trưởng Vụ Khoa học đã phải ký công văn của Bộ KHCN - Môi trường nhưng không đóng dấu rồi fax sang APNIC để đăng ký cho một chủ thể duy nhất.

Khi có địa chỉ tên miền rồi, Viện mới tạo lập email server đầu tiên, account (tài khoản) của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt có tên miền Việt Nam. Đây là cặp nguyên thủ quốc gia thứ 2 trên thế giới sử dụng Internet vào công việc. Cặp đầu tiên là Tổng thống Bill Clinton và Tổng thống Thụy Điển Carl Bilt. Thời kỳ đó, Viện chưa có kinh nghiệm lắm về địa chỉ tên miền nên lấy địa chỉ là [email protected].

Chuyện thuyết phục mở Internet   

Một trong những người đứng đầu Chính phủ chủ trì nhiều cuộc họp bàn về mở Internet đã bày tỏ quan điểm ủng hộ, sớm đưa vào Việt Nam là nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh. Chuyện thuyết phục trong nội bộ trước khi quyết định mở Internet cũng đầy khó khăn, bởi có nhiều luồng thông tin khác nhau. Thời đó, mở Internet ở nước ta có khó khăn về trình độ công nghệ, nhưng điều khó nhất là làm sao giải trình rõ và thuyết phục được các cơ quan có trách nhiệm về những lợi ích to lớn cho sự phát triển và khả năng quản lý được hoạt động của Internet.

Đã có nhiều lo lắng về những mặt tiêu cực, như sợ lộ bí mật hay sẽ có nhiều kẻ lợi dụng Internet nói xấu, xuyên tạc chế độ... Ngay cả khi Chính phủ đã quyết định cho mở rồi thì các bước đi cũng rất thận trọng, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Thậm chí, Quy chế tạm thời về quản lý, thiết lập, sử dụng mạng Internet ở Việt Nam kèm theo Nghị định ngày 21/3/1997 còn quy định “Các mạng thông tin máy tính và các cơ sở dữ liệu của các cơ quan Đảng, Chính phủ, An ninh Quốc phòng không được đấu nối với mạng Internet”.

Rất mừng, các nhà khoa học của Việt Nam, nhiều cơ quan thông tin đại chúng đã  nhận thấy sức mạnh của Internet nên tích cực ủng hộ và thúc đẩy để mở. Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh cho rằng, về mặt kỹ thuật, chúng ta có thể mở Internet sớm hơn. “Một số người mong muốn ra sớm hơn, nhưng tôi cho rằng cần phải chuẩn bị kỹ cả về điều kiện kỹ thuật, hạ tầng, mạng lưới, nguồn nhân lực, các cơ chế chính sách quản lý và quan trọng nhất là sự chuẩn bị về mặt tư tưởng”.

Cuộc vật lộn của tư duy đổi mới khi đưa Internet vào Việt Nam
FPT là một trong bốn doanh nghiệp đầu tiên được cấp phép cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam. Ảnh tư liệu.

GS Đặng Hữu là một trong những người cần có nhu cầu thông tin và phải sử dụng Internet. Ông đã tìm cách thuyết phục Đảng và Chính phủ cho mở. “Chúng tôi có đưa ra khái niệm “Kinh tế tri thức”, nếu không có Internet không thể có kinh tế tri thức được”, GS Hữu hồi tưởng.

Nhận thức được sức mạnh của Internet không phải chỉ có những người làm công tác quản lý và nghiên cứu. Ngay từ năm 1996 khi chưa cho mở Internet, chủ doanh nghiệp Hoàng Anh Gia lai đã thuê 2 kỹ sư để mua 2 máy tính, hàng ngày truy cập tìm kiếm thông tin và thị trường cho mặt hàng gỗ của mình.

Nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Bưu điện Mai Liêm Trực cho rằng “Nếu như các dịch vụ viễn thông của Việt Nam mở ra chậm hơn thế giới khoảng 40-50 năm, dịch vụ điện thoại di động chậm hơn của thế giới khoảng 15-20 năm, Internet vào Việt Nam chậm hơn so với  khởi đầu của thế giới chỉ chừng 7-8 năm. Còn so với một số quốc gia trong khu vực, chỉ chậm vài ba năm”.

Đến tư duy “quản” theo kịp với “mở”

Sau khi Viện CNTT thử hệ thống email đầu tiên, đến năm 1995, Công ty điện toán và truyền số liệu VDC đã triển khai hệ thống truyền số liệu. Ông Vũ Hoàng Liên, Giám đốc công ty cho biết, năm 1996 VDC đã bắt đầu triển khai dự án cung cấp Internet đầu tiên với số tiền đầu tư là 7 tỷ đồng. Đầu năm 1997, triển khai cung cấp dịch vụ cho Uỷ ban người Việt Nam ở nước ngoài. Tạp chí Quê hương là tờ báo đầu tiên của Việt Nam được kết nối mạng Internet toàn cầu . 

Cuộc vật lộn của tư duy đổi mới khi đưa Internet vào Việt Nam
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm hệ thống server đầu tiên của VDC trong giai đoạn thuyết phục lãnh đạo Đảng, Nhà nước cho phép mở Internet vào Việt Nam. (Ảnh tư liệu)

“Chúng tôi biết rằng, Nghị định 21 không ổn để cho Internet phát triển. Ngay từ đầu Tổng cục Bưu điện đã thấy cần phải thay đổi Nghị định này. Nhưng thuyết phục để chuyển sang tư duy quản phải theo kịp với mở rất khó khăn. Chuyển từ Nghị định 21 sang Nghị định 55 được ví như cuộc Cách mạng lần 2 thì hơi to tát. Nhưng đây thực sự là sự trăn trở và sự chuyển đổi tư duy về cơ quản quản lý nhà nước trong đổi mới. Quản lý phải theo kịp với phát  triển là đúng với các ngành chứ không riêng gì Internet. Trong quá trình đổi mới, có những cái vì quản lý yếu kém nên đã hạn chế sự phát triển của đất nước”, ông Trực cho hay.Ông Mai Liêm Trực nhớ lại, khi mở Internet năm 1997, không chỉ có Nghị định 21 mà đã có văn bản riêng của cấp rất cao chỉ đạo "quản đến đâu mở đến đấy".

Cuộc vật lộn của tư duy đổi mới khi đưa Internet vào Việt Nam
Theo nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện Mai Liêm Trực, chuyển từ Nghị định 21 sang Nghị định 55 là sự trăn trở và sự chuyển đổi tư duy về cơ quản quản lý nhà nước trong đổi mới.

Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet (VIA) chia sẻ, kể từ khi được phép mở, Internet đã đóng góp hiệu quả vào các hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước. Internet từ chỗ là thứ xa xỉ đã dần trở thành công cụ thiết thực, thiết yếu, gần như không thể thiếu trong mọi hoạt động của nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp và đời sống của đông đảo người dân Việt Nam.

Nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của cơ chế, Chủ tịch VIA cho rằng, trong quá trình phát triển của lĩnh vực Internet, cơ quan quản lý đã có sự nhìn nhận để đưa ra những quy định phù hợp hơn cho các chặng đường, các giai đoạn.

Cụ thể, khi Internet mới mở cửa, Tổng cục Bưu điện ban hành Nghị định 21 quy định quản lý tạm thời với quan điểm “pháp lý đi trước, phát triển đi sau” (quản đến đâu thì phát triển đến đó). Bốn năm sau, quản lý của nhà nước đã có bước tiến mới, với việc Nghị định 55 ra đời, xác định: “pháp lý đi sau, phát triển đi trước” (phát triển đến đâu quản lý đến đó, quản lý phải theo kịp sự phát triển).

“Phải thừa nhận rằng Nghị định 55 là một bước tiến, bước cải thiện của tư duy quản lý, và đương nhiên nó có tác động thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, trong đó có Internet”, vị Chủ tịch VIA nói.

Vân Anh  - Thái Khang

Thử thách tư duy đi cùng thế giới trong cuộc đua 5G

Thử thách tư duy đi cùng thế giới trong cuộc đua 5G

3 nhà mạng lớn bắt đầu triển khai 5G để đưa Việt Nam vào những quốc gia có 5G thương mại sớm nhất thế giới. Như vậy, viễn thông đã tiếp nối bài học về đi thẳng lên hiện đại, đi ngang thế giới và làm chủ công nghệ.  

随机为您推荐
友情链接
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by Cuộc vật lộn của tư duy đổi mới khi đưa Internet vào Việt Nam_nhận định mc vs brighton,Fabet   sitemap

回顶部