Sự phát triển của kinh doanh trực tuyến mang đến vận may cho các "làng Taobao".
Lần đầu Qian Linliang,ữngngôilàngTaobaochếtdầlich thi dau ngoai hang cây viết của Sixth Tone, đến “làng Taobao” ở trung tâm thương mại điện tử phía đông Nghĩa Ô để nghiên cứu là vào năm 2014. Nơi này đã trở thành trụ sở của ngành công nghiệp bán lẻ trực tuyến khổng lồ của Trung Quốc.
Một trong những điều khiến anh nhớ nhất trong chuyến đi là giao thông. Tình trạng kẹt xe kéo dài khắp các con đường vào mỗi buổi chiều hòa lẫn với tiếng còi inh ỏi, chói tai, tiếng rạch băng đóng gói khiến mọi người ngán ngẩm.
Thêm vào đó, âm thanh vo ve của các thông báo từ Aliwangwang, ứng dụng nhắn tin được người bán và người mua trên Taobao sử dụng để liên lạc, biến bầu không khí trở nên nhộn nhịp hơn.
Chủ đề Qian hướng đến là “Làm thế nào để một ‘làng thương mại điện tử kiểu mẫu’ như thế này ra đời?”.
Những "ngôi làng Taobao" phất lên nhanh chóng nhờ nắm bắt thời cơ của ngành kinh doanh trực tuyến. Ảnh: CGTN.
Liên tục phất lên
Tọa lạc gần Nghĩa Ô, một trung tâm toàn cầu cho các chợ buôn và vận chuyển hàng hóa, dường như hoàn hảo cho việc xây dựng ngành thương mại điện tử (e-commerce) một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, hậu quả là các khu chợ nổi tiếng liền kề với ngôi làng đã bị đóng cửa trong nhiều năm khi hình thức kinh doanh trực tuyến đột nhiên phát triển mạnh mẽ.
Qian đã phỏng vấn một số cư dân và tiểu thương để tìm ra nguyên nhân thực sự đằng sau. Năm 2005, địa điểm này được xây dựng lại, những ngôi nhà cũ bị phá bỏ và tái cấu trúc thành diện mạo mới.
Tuy nhiên, do không thấy tiềm năng trong khu vực, nhiều căn nhà trong số này ban đầu chỉ để trống. Sau đó, chính quyền đã quyết định chuyển hướng sang thương mại điện tử và cùng với một số trường dạy nghề ở Nghĩa Ô biến ngôi làng thành cơ sở cho các công ty khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến.
Điều này đã thay đổi vận mệnh của khu vực này khi đôi bên cùng có lợi. Các doanh nghiệp hình thành trên nền tảng cơ sở hạ tầng được cải thiện sau khi tái thiết làng cũ, giá thuê rẻ, giao thông đi lại thuận tiện, dễ dàng mở thêm kênh bán hàng.
Chẳng bao lâu, “e-commerce” trong ngôi làng bắt đầu phổ biến, lan rộng. Một trong những người tham gia nghiên cứu cùng Qian cho biết anh bị thu hút bởi lời hứa về cơ hội trao đổi nhân tài và học hỏi tinh thần kinh doanh của người bản địa.
Ngoài ra, sự hấp dẫn của giá thuê thấp và dịch vụ hậu cần cũng là yếu tố khiến nhiều thương gia đổ xô đến, các công ty chuyển phát nhanh thi nhau thiết lập bộ máy vận hành tại đó, mở đầu cho cuộc chiến giá cả.
Xu hướng công nghệ và các ngành liên quan hỗ trợ cho sự phát triển của "làng Taobao". Ảnh: Insider, Bloomberg.
Vào năm 2013, tập đoàn Alibaba, công ty mẹ của Taobao, đã đưa ra danh sách xác định đây là một trong những “làng Taobao” sớm nhất cả nước.
Điều này được cho là thành công mang tính bước ngoặt trong quan hệ công chúng, đã giúp thu hút các doanh nhân hiếu kỳ khắp xứ tỷ dân.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, các trung tâm đào tạo, studio chụp ảnh, đại lý người mẫu và ngành nghề liên quan đã mọc lên trong làng.
Một người được Qian phỏng vấn cho hay cô đã gia nhập năm 2014. Khi đó, việc thuê mặt bằng trở nên khó khăn, mất khá nhiều thời gian mới tìm được một căn hộ hai phòng ngủ đủ chỗ cho việc kinh doanh.
Cô trả gần 30.000 nhân dân tệ (4.217 USD)/năm, cao hơn 50% so với các không gian tương tự ở làng lân cận. Nhưng cô tin rằng giá cao là hoàn toàn xứng đáng.
Miễn là đơn hàng ổn định, chi phí vận chuyển thấp thì cô đã tiết kiệm hàng chục nghìn nhân dân tệ mỗi năm.
Việc tìm kiếm các nhiếp ảnh và người thiết kế có kinh nghiệm cũng dễ dàng hơn.
“Các vòng tròn kết nối, mối quan hệ quyết định khả năng thành công của bạn khi bắt đầu kinh doanh. Một trong những bước ngoặt ban đầu của tôi là sản phẩm được lấy cảm hứng từ người bán khác trong làng”, cô giải thích.
Giá thuê nhà tăng cao
8 năm trước, sau thông báo của Alibaba, “làng Taobao” đã trở thành tiêu đề bàn tán trên toàn quốc khi nhiều nhà lãnh đạo lần lượt đến thăm. Tuy nhiên, đi kèm với sự nổi tiếng là những vấn đề rắc rối được ẩn giấu.
Đầu tiên, sự tăng giá thuê liên tục trong vài năm sau đó đã khiến nơi này kém hấp dẫn với các tiểu thương.
Thứ hai, với tư cách là “hình mẫu” cho hình thức phát triển nông thôn mới, ý nghĩa chính trị và biểu tượng của ngôi làng đang trở thành gánh nặng khi chính quyền tập trung cho du khách tham quan nhiều hơn.
Thêm vào đó, xung đột giữa dân bản địa và những người mới đến ngày càng trở nên gay gắt.
Mặc dù chủ nhà của Qian thường xuyên phàn nàn tiếng xe cộ vào những buổi chiều đông đúc, ông vẫn tự hào về thành công của làng mình. Sự hưng thịnh đã cho giúp ông nghỉ hưu sớm và tiếp tục giàu có bằng cách cho thuê tài sản.
Ông tiết lộ mình kiếm được hơn 100.000 nhân dân tệ một năm chỉ riêng tiền thuê nhà, cao hơn gấp đôi thu nhập trung bình của người dân Nghĩa Ô vào năm 2015.
Nhiều người tin rằng sự bùng nổ thương mại điện tử đã thay đổi cuộc sống của dân làng.
“Thế hệ lớn tuổi có rất nhiều ngôi nhà với thu nhập hàng năm trên 100.000 nhân dân tệ, vì vậy họ không bận tâm đến việc đi làm nữa. Họ cũng không muốn con cái phải làm việc quá sức, chỉ để kiếm một công việc ổn định hoặc thậm chí có thể ở nhà cả ngày”, một cán bộ địa phương chia sẻ.
Giá mặt bằng liên tục tăng, đẩy lên mức cao ngất ngưởng khiến hàng loạt tiểu thương bỏ đi. Ảnh: Wu Peiyue/Sixth Tone.
Khi giá thuê tiếp tục tăng, xung đột giữa dân làng và người bán đã nổ ra. Đối với những người đã đến đây vào năm 2008, tình trạng này khiến họ bức xúc.
“Tôi đã ở Nghĩa Ô nhiều năm, thậm chí có thể hiểu được phương ngữ. Nhưng vì không nói được nên hầu hết mọi người đều cho rằng tôi không hiểu nó. Một lần, tôi nghe chủ nhà nói về tiền thuê nhà với người hàng xóm thì được biết mỗi căn hộ đã tăng thêm 5.000 nhân dân tệ.
Còn người kia thấy vị trí và giao thông xung quanh nhà tốt hơn, vì vậy anh ta đang chuẩn bị tăng giá lên 10.000 nhân dân tệ. Chủ nhà đồng ý ngay lập tức”, một tiểu thương than thở.
Giá thuê cao không chỉ ảnh hưởng đến nhóm này mà còn tác động các ngành lân cận. Đầu tiên là dịch vụ chuyển phát nhanh. Nhiều đơn vị đã đóng cửa các chi nhanh hoặc chuyển vào không gian nhỏ hơn. Một số công ty vừa và nhỏ thậm chí đã rời bỏ “làng Taobao” hoàn toàn.
Khi Qian trở lại ngôi làng vào năm 2018, nhiều thương gia anh từng gặp ở đó đã đi mất, đường phố cũng kém thịnh vượng hơn hẳn so với vài năm trước.
Các bảng quảng cáo và phương tiện truyền thông xã hội vẫn nhấn mạnh nơi đây là "làng thương mại điện tử số một" ở Trung Quốc và tìm cách chuyển mình, nhưng khu vực này đã không còn nằm ở đỉnh cao. Khi Alibaba công bố danh sách cập nhật các ngôi làng trên Taobao vào năm 2021, tên của Nghĩa Ô đã bị xóa bỏ.