Cách đây 1 tháng,ậukiểmtraTiktokđãchuyểnbiếntíchcựcvềnộkết quả trận birmingham Bộ TT&TT đã công bố kết luận của đoàn kiểm tra liên ngành về hoạt động của TikTok tại Việt Nam. Cuộc kiểm tra được thực hiện với 2 pháp nhân của TikTok tại Việt Nam gồm Văn phòng đại diện TikTok Pte. Ltd tại Thành phố Hồ Chí Minh (Văn phòng TikTok) và Công ty TNHH Công nghệ TikTok Việt Nam (Công ty TikTok Việt Nam).
Việc cung cấp các dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam do công ty TikTok Pte.Ltd (TikTok Singapore) trực tiếp quản lý, vận hành. Do vậy, một trong những vấn đề được dư luận trong nước quan tâm là sau đợt kiểm tra diện rộng, phía công ty TikTok Singapore đã làm việc với các cơ quan chức năng của Bộ TT&TT để khắc phục sai phạm hay chưa?
Tại họp báo tháng 11 của Bộ TT&TT, trả lời câu hỏi của phóng viên, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình & Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT, Bộ TT&TT) cho biết: “Sau khi công bố kết luận kiểm tra, chúng tôi đã làm việc một lần với đại diện TikTok Singapore, cả đại diện TikTok Việt Nam và Công ty TikTok Việt Nam”.
Công ty TikTokSingapore đã gửi văn bản cam kết thực hiện các yêu cầu của Bộ TT&TT. Tuy nhiên, Cục PTTH&TTĐT đã yêu cầu doanh nghiệp này chẻ nhỏ, bổ sung thêm phụ lục, bao gồm cả thời gian, tiến độ triển khai thực hiện các nội dung cam kết. Đến nay, TikTok Singapore đang thực hiện yêu cầu này và dự kiến sẽ gửi lại cho Bộ TT&TT vào tuần tới.
Theo ông Lê Quang Tự Do, TikTok Singapore cam kết tuân thủ tất cả các nội dung mà Bộ TT&TT yêu cầu về quản lý nội dung, nhất là các nội dung liên quan đến trẻ em.
“Về các hành động cụ thể theo yêu cầu, họ sẽ có phụ lục để cụ thể hóa chi tiết cách thức thực hiện. Chúng tôi đang giám sát việc thực hiện”, ông Do nói.
Báo cáo của văn phòng Bộ TT&TT cho thấy, trong tháng 10 năm 2023, nền tảng TikTok đã chặn, gỡ bỏ 53 nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam, đạt tỷ lệ 95%. Tỷ lệ chặn, gỡ nội dung theo yêu cầu từ phía cơ quan quản lý Việt Nam của TikTok hiện cao hơn Facebook (90%) và YouTube (92%).
Nhận định về các hoạt động của TikTok tại Việt Nam, theo Cục trưởng Lê Quang Tự Do, những tháng gần đây, bằng các công cụ giám sát, Cục PTTH&TTĐT thấy nền tảng Tiktok đã có chuyển biến tích cực, các nội dung độc hại đã giảm nhiều.
“Khi Bộ TT&TT gửi yêu cầu gỡ bỏ thông tin thì nền tảng xóa rất nhanh. Cách làm của TikTok giờ đây tập trung vào việc chặn tài khoản chứ không chỉ còn xóa video clip đơn lẻ như trước”, ông Tự Do phân tích.
Trong kết luận của đoàn kiểm tra liên ngành, sai phạm nổi bật tại Việt Nam của TikTok bao gồm các hoạt động cung cấp dịch vụ mạng xã hội, về bảo vệ trẻ em và về hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
TikTok sau đó được yêu cầu phải khắc phục ngay các sai phạm đã được chỉ ra tại kết luận kiểm tra. Các bộ, ngành có liên quan sẽ tăng cường các biện pháp buộc TikTok tuân thủ pháp luật Việt Nam.
Nền tảng TikTok là dịch vụ xuyên biên giới được TikTok Singapore quản lý, vận hành, cung cấp vào Việt Nam thông qua trang web TikTok.com và ứng dụng TikTok từ cuối năm 2017, trở nên phổ biến từ năm 2021.
Theo số liệu của DataReportal, tính đến tháng 2/2023, Việt Nam có khoảng 49,9 triệu người sử dụng mạng xã hội TikTok. Cùng với Facebook, Zalo, YouTube, TikTok hiện là một trong những mạng xã hội phổ biến nhất tại Việt Nam. Việt Nam hiện xếp thứ 6 trong số 10 quốc gia có đông người sử dụng TikTok nhất thế giới.
TikTok nói gì sau kết luận "nhiều sai phạm" tại Việt Nam?Đại diện TikTok Việt Nam cho biết, TikTok nhận thấy trách nhiệm đảm bảo sự an toàn của người dùng trên mạng là điều rất quan trọng và sẽ tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam.