Qua đó,ạngSơntậptrungpháttriểncơsởhạtầngphụcvụchuyểnđổisốlich bd anh góp phần tích cực vào công cuộc chuyển đổi số chung của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Kỹ thuật viên Viettel Lạng Sơn hướng dẫn người dùng trải nghiệm sóng 5G.
Ông Bùi Đình Khoa, Giám đốc Viettel Lạng Sơn cho biết: Việc chuyển đổi số của tỉnh được định hướng rất rõ ràng là hướng đến phục vụ người dân và doanh nghiệp. Là một doanh nghiệp chiếm thị phần lớn trong lĩnh vực viễn thông trên địa bàn tỉnh, Viettel Lạng Sơn đã chủ động phát triển hạ tầng phục vụ chuyển đổi số; nghiên cứu, phát triển các ứng dụng số vào thực tiễn nhằm hỗ trợ tích cực công cuộc chuyển đổi số của tỉnh, phục vụ lợi ích thiết thực của người dân và doanh nhiệp.
Triển khai kế hoạch chuyển đổi số của UBND tỉnh, Viettel Lạng Sơn tập trung phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ chuyển đổi số của tỉnh. Trong đó, tập trung phát triển các trạm phát sóng 3G, 4G, 5G, hạ tầng về cố định băng rộng ở những khu vực trung tâm và xóa trắng sóng ở những khu vực sóng yếu, chưa có sóng.
Từ năm 2022 đến nay, Viettel Lạng Sơn đã phát song được 160 vị trí, trong đó, năm 2022 phát sóng 110 vị trí, trong 9 tháng đầu năm 2023 đã phát sóng được 50 vị trí. Đến nay, tổng số trạm phát sóng của Viettel Lạng Sơn trên địa bàn tỉnh là 58 trạm 3G, 676 trạm 4G; 4 trạm 5G.
Cùng với đó, Viettel Lạng Sơn cũng chú trọng phát triển các trạm phát sóng 5G trên địa bàn thành phố nhằm giúp người dân và doanh nghiệp thuận lợi khi thực hiện các giao dịch, thủ tục hành chính trên môi trường mạng internet.
Đến nay, toàn thành phố có 5 vị trí phát sóng 5G được triển khai, trong đó đã thực hiện phát sóng 4 vị trí, hiện đang hoạt động ổn định với internet tốc độ cao.
Song song với phát triển hạ tầng, Viettel Lạng Sơn cũng đi sâu vào triển khai các ứng dụng số phục vụ rộng rãi người dân và các cơ quan nhà nước như: Hội nghị trực tuyến; chữ ký số, chứng thư số; sổ liên lạc điện tử; sổ khám sức khỏe điện tử; mô hình chợ 4.0; chi trả lương hưu, trợ cấp xã hội; xây dựng cửa khẩu thông minh…
Từ năm 2022 đến nay, Viettel Lạng Sơn đã phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện chi trả lương hưu không dùng tiền mặt đối với hơn 40.000 đối tượng đang hưởng chế độ an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh; phát triển dịch vụ Sổ liên lạc điện tử tại 385/674 trường học; triển khai Sổ khám sức khỏe điện tử cho 212 cơ sở y tế; xây dựng mô hình chợ 4.0 cho 9 chợ trên địa bàn tỉnh với hơn 1.000 điểm chấp nhận thanh toán QR-code.
Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2023 hệ thống truyền hình trực tuyến đã thực hiện 198 cuộc họp trực tuyến tăng 11 cuộc so với cùng kỳ năm 2022…
Đặc biệt, Viettel Lạng Sơn đã triển khai hệ thống hội chẩn từ xa (Telehealth-Viettel). Hiện trên địa bàn tỉnh hệ thống này được triển khai tại các bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh. Telehealth-Viettel cho phép liên thông các bệnh viện từ tuyến huyện đến các bệnh viện trung ương.
Hệ thống cho phép thành lập và duy trì bộ phận khám, chữa bệnh từ xa; hội chẩn tư vấn khám, chữa bệnh từ xa; tư vấn chẩn đoán hình ảnh, huyết học, truyền máu, vi sinh, hóa sinh, miễn dịch, giải phẫu bệnh; tư vấn phẫu thuật kết hợp với công nghệ mới như robot và hệ thống phòng mổ thông minh; đào tạo, chuyển giao kỹ thuật…
Từ khi đi vào hoạt động (năm 2021), hệ thống đã góp phần nâng cao chất lượng điều trị bệnh tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh, giúp người dân được sử dụng dịch vụ y tế chất lượng cao của tuyến trên ngay tại cơ sở y tế tuyến dưới, góp phần giảm tải của bệnh viện tuyến trên.
Cùng đó, hệ thống nạp, rút tiền đang được triển khai tại gần 2.000 điểm cung cấp dịch vụ của Viettel trên địa bàn tỉnh. Việc phát triển các điểm nạp, rút tiền dựa trên hạ tầng sẵn có giúp cho việc thanh toán không dùng tiền mặt được rộng khắp giúp người dân có thể nạp tiền vào tài để thanh toán tiền điện, nước, cũng như các hóa đơn khác và rút tiền trong tài khoản khi có các giao dịch trên môi trường mạng.
Chị Nguyễn Thị Phương, xã Cường Lợi, huyện Đình Lập cho biết: Gia đình tôi bán tạp hóa nhỏ ở thôn nên khách hàng thường xuyên chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng, trước đây nếu cần tiền mặt thì phải ra tận ngân hàng trên huyện để rút. Hiện nay, Viettel Lạng Sơn cho triển khai dịch vụ nạp, rút tiền tại điểm cung cấp dịch vụ nên ngay trong xã tôi cũng có thể rút tiền được, rất thuận tiện.
Ông Nguyễn Trọng Hùng, Phó Giám đốc phụ trách Sở Thông tin và Truyền thông cho biết: Thời gian qua, tỉnh Lạng Sơn đã có sự phát triển bứt phá trong chuyển đổi số, trong đó có sự đóng góp của Viettel Lạng Sơn.
Cụ thể là phát triển các trạm phát sóng BTS 3G, 4G; tham gia sâu vào quá trình phát triển xã hội số như cung cấp các nền tảng số phục vụ giáo viên và học sinh; tham gia phát triển kinh tế số với việc phát triển các điểm cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, tài khoản thanh toán điện tử… Qua đó, khẳng định vai trò tích cực của Viettel Lạng Sơn trong công cuộc chuyển đổi số của tỉnh.
Được biết, thời gian tới, Viettel Lạng Sơn coi phát triển hạ tầng số tại những khu vực sóng yếu, chưa có sóng là nhiệm vụ trọng tâm.
Đây là nhiệm vụ khó khăn và không thể giải quyết trong một sớm một chiều, vì vậy Viettel Lạng Sơn đã tham mưu với UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông cùng tham gia kế hoạch xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao tại các huyện.
Theo đó, những khu vực nào còn hạn chế về hạ tầng số chúng tôi sẽ ưu tiên phát triển. Cùng đó, chú trọng nghiên cứu các ứng dụng số phục vụ thiết thực nhu cầu của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Những đóng góp của Viettel Lạng Sơn trong công cuộc chuyển đổi số của tỉnh trong thời gian qua được đánh dấu bằng nhiều công trình, ứng dụng triển khai rộng khắp và có ý nghĩa thiết thực với người dân và doanh nghiệp, được người dân và các cấp chính quyền ghi nhận. Tin rằng thời gian tới, Viettel Lạng Sơn sẽ tiếp tục triển khai nhiều hoạt động góp phần thực hiện có hiệu quả công cuộc chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.
Theo HOÀNG VƯƠNG (Báo Lạng Sơn)