Theáttriểncảmbiếnxetựláitiếtkiệmnănglượđá banh trực tiếpo đó, cảm biến mới phát triển bởi Sony Semiconductor Solutions sẽ được tích hợp với phần mềm của startup Tier IV, nhằm mục tiêu cắt giảm 70% điện năng tiêu thụ của các bo mạch sử dụng trên các phương tiện điện (EV).
Không dừng lại, hai công ty kỳ vọng sẽ đạt được công nghệ cấp độ 4 để tích hợp trên các chiếc xe tự hành trong một số điều kiện nhất định vào năm 2030.
Công ty tư vấn Boston Consulting Group dự báo xe điện sẽ chiếm 59% doanh số xe toàn cầu vào năm 2035. Hơn 30% các chuyến đi từ 5km trở lên sẽ được thực hiện bằng phương tiện tự lái, trong đó sử dụng số lượng lớn các cảm biến, máy ảnh và truyền tải lượng dữ liệu khổng lồ.
Các hệ thống tự hành hiện tại đang được cho là sử dụng nhiều năng lượng bằng cả ngàn chiếc lò vi sóng cộng lại, là trở ngại đối với việc mở rộng phạm vi hoạt động của những chiếc xe này.
Theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, nếu tính tổng tiêu hao từ điều hoà cùng các chức năng khác trên xe, những chiếc EV chỉ có thể đạt được quãng đường ngắn hơn 35% so với thông số trên giấy. Trong khi đó, nếu thành công, cảm biến mới của Sony có thể giới hạn tác động này xuống khoảng 10%.
Để đạt mục tiêu này, Sony áp dụng công nghệ điện toán biên (edge-computing), nâng cao khả năng xử lý dữ liệu nhiều nhất có thể với các cảm biến và phần mềm tích hợp AI thay vì truyền dữ liệu ra mạng lưới bên ngoài. Ngoài ra, cách tiếp cận này cũng sẽ hạn chế độ trễ liên lạc và giúp các phương tiện tham gia giao thông an toàn hơn.
Bên cạnh đó, tập đoàn Nhật Bản cũng kết hợp công nghệ radar, nhận dạng hình ảnh vào cảm biến mới để các phương tiện EV có thể tự lái ngay cả khi trời mưa hoặc trong các điều kiện khắc nghiệt khác.
Sony đang kiểm soát gần một nửa thị trường cảm biến hình ảnh toàn cầu và đặt ra mục tiêu trở thành đối tác của 75% các hãng sản xuất ô tô chủ chốt trên thế giới vào năm 2025.
Trong khi đó, Tier IV là nhà cung cấp phần mềm tự lái mã nguồn mở, đang được sử dụng bởi Yamaha Motor và Foxconn. Công ty này dự kiến hợp tác với Sony phát triển công nghệ tự lái cơ bản để sử dụng cả trong và ngoài nước.
Các phương tiện tự hành đang bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều trên đường phố với các dịch vụ taxi tự lái của Waymo (thuộc công ty Alphabet), Cruise (General Motors) tại Mỹ hay Baidu tại Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện nay các giải pháp tiết kiệm điện cho phương tiện EV vẫn chưa được chú trọng. Thay vào đó, các hãng xe vẫn chủ yếu tìm cách tăng dung lượng pin để đáp ứng nhu cầu hệ thống trên xe.
Vinh Ngô(Theo Nikkei Asia)