Bài 3: Một tấm lòng bao la vì nước,ớlờiDichúc–Bànhà cái nào uy tín vì dân
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, tư tưởng và mục đích của Bác luôn xuất phát từ con người và trở về với con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Khi đất nước trải qua những năm dài chiến tranh, việc hàn gắn những vết thương của thời hậu chiến là công việc đầy nặng nề, phức tạp nhưng cũng rất vẻ vang, nên Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân lao động ở miền núi cũng như miền xuôi.
Chuyến xe xuân nghĩa tình, một nét đẹp văn hóa thể hiện sự quan tâm, chăm lo của tỉnh Bình Dương đối với người lao động xa quê. Ảnh:XUÂN THI
Tư tưởng nhân văn cao đẹp
Sinh thời, ngay từ thuở thiếu niên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấu hiểu và đồng cảm với những thống khổ của đồng bào. Chính vì vậy, Người đã nói rằng: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Cách mạng Tháng Tám thành công, một ngày sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách giải quyết những vấn đề về đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Người nhấn mạnh: “Muốn cho dân yêu, muốn được lòng dân, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh. Phải chú ý giải quyết hết các vấn đề dầu khó khăn đến đâu mặc lòng, những vấn đề quan hệ đến đời sống của dân. Phải chấp đơn, phải xử kiện cho dân mỗi khi người ta đem tới. Phải chăm lo việc cứu tế nạn nhân cho chu đáo, phải chú ý trừ nạn mũ chữ cho dân. Nói tóm lại hết thảy những việc có thể nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân phải được ta đặc biệt chú ý”.
Sau khi đã tranh được độc lập rồi thì vấn đề kiến quốc là hết sức quan trọng. Bởi vì, “nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Với nhận thức đó, cùng với chỉ đạo kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tập trung vào nhiệm vụ kiến quốc. Kháng chiến và kiến quốc gắn bó chặt chẽ với nhau. Muốn kháng chiến thành công thì phải có sức dân, lòng dân. Muốn có sức dân, lòng dân thì phải chăm lo đời sống của dân. Bác nhấn mạnh: “Chúng ta giành được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”. Chính vì vậy, Người đã chỉ ra những việc cần thực hiện ngay là: Làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành...
Tấm lòng đầy bao dung nhân ái của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với nhân dân và nhân loại không bao giờ thay đổi. Người đã dành tình thương yêu của mình cho hết thảy mọi người. Đó là những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình; những liệt sĩ, cha mẹ vợ con của thương binh, liệt sĩ; những chiến sĩ trẻ, những phụ nữ, những thanh niên xung phong… Và với họ, Người mong mỏi Đảng và các cấp chính quyền chăm lo, tạo điều kiện giúp họ được sống yên ổn, có công việc làm ăn thích hợp, để góp sức mình cho công cuộc xây dựng lại đất nước.
Trước lúc đi xa, Hồ Chí Minh vẫn quan tâm “đầu tiên là công việc đối với con người”. Người dặn trong Di chúc: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”. Thấm nhuần những lời dặn dò của Người, trong suốt 50 năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm chăm lo, phát triển đời sống nhân dân về mọi mặt. |
Trước lúc đi xa, Hồ Chí Minh vẫn quan tâm “đầu tiên là công việc đối với con người”. Người dặn trong Di chúc: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”. Thấm nhuần những lời dặn dò của Người, trong suốt 50 năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm chăm lo, phát triển đời sống nhân dân về mọi mặt. Đặc biệt, trong hơn 30 năm đổi mới, các chủ trương chính sách về phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước luôn hướng tới đem lại hạnh phúc cho con người, bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững. Những thành quả phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao dân trí, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc đã góp phần xây dựng xã hội bình an, hạnh phúc, tươi đẹp.
Không ngừng nâng cao đời sống nhân dân
Thấm nhuần những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản Di chúc thiêng liêng, trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ, chính quyền, các cấp, các ngành trong tỉnh đã không ngừng triển khai thực hiện các chương trình nhằm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Lãnh đạo tỉnh luôn nhất quán quan điểm làm sao để người dân có thể được thụ hưởng một cách nhanh chóng nhất, hiệu quả nhất từ thành quả phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Chính vì vậy, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của địa phương, đời sống các mặt của các tầng lớp nhân nhân cũng đã được cải thiện rõ rệt từ những chính sách thiết thực của tỉnh. Nhiều chương trình, chính sách của tỉnh được ban hành đã hỗ trợ, chăm lo thiết thực cho nhiều đối tượng xã hội, đặc biệt trong đó có lực lượng công nhân lao động. Chương trình xây dựng nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, trong đó có các đối tượng là công nhân lao động đã phát huy hiệu quả, giúp người lao động “an cư lập nghiệp” là một trong những ví dụ điển hình cho các chính sách an sinh xã hội của tỉnh.
Theo kết quả điều tra hộ nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều, trong năm 2018, toàn tỉnh còn 4.707 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,62% và 2.883 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 0,99% tổng số hộ nhân dân. Tỉnh đã tạo việc làm mới cho 46.393 lượt người (đạt 101% kế hoạch). Thu nhập bình quân đầu người trong năm 2018 đã đạt trên 130 triệu đồng/người/năm. Cùng với đó, với chính sách phát triển của tỉnh cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học được chú trọng đầu tư. Chủ trương xã hội hóa giáo dục được thực hiện tốt, nhất là giáo dục mầm non, góp phần làm giảm áp lực xây dựng trường lớp từ ngân sách Nhà nước. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn về đào tạo là 99,9%, trong đó trên chuẩn 71,56%. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, y tế dự phòng được đẩy mạnh. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 87,95%...
Bình Dương cũng đã đẩy mạnh vận động, xã hội hóa công tác chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bệnh hiểm nghèo. Với chủ trương phát triển kinh tế để phục vụ an sinh xã hội, tỉnh luôn tích cực thực hiện các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho gia đình chính sách, hộ nghèo, người lao động… trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, trong những năm gần đây, trong dịp Tết Nguyên đán, tỉnh đã trích ngân sách thực hiện hỗ trợ, tặng quà cho các đối tượng, bảo đảm cho các đối tượng đón tết đầy đủ, ấm cúng...
Mỗi điều Chủ tịch Hồ Chí Minh trăn trở, dặn lại trong Di chúc đều chứa chan tấm lòng của một hiền nhân đối với con người, với Đảng, với quê hương đất nước. Tiếp tục thực hiện những lời dặn dò của Người, trong từng giai đoạn phát triển, nhất là trong giai đoạn hiện nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bình Dương đang tiếp tục ra sức thi đua, phấn đấu, chung sức, đồng lòng để xây dựng địa phương phát triển nhanh, mạnh, trở thành đô thị văn minh, hiện đại, một thành phố thông minh trong tương lai, tiếp tục chăm lo cho đời sống của nhân dân phát triển toàn diện về mọi mặt.
Thấm nhuần những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản Di chúc thiêng liêng, suốt quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ, chính quyền, các cấp, các ngành trong tỉnh đã không ngừng triển khai thực hiện các chương trình nhằm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Lãnh đạo tỉnh luôn nhất quán quan điểm làm sao để người dân có thể được thụ hưởng một cách nhanh chóng nhất, hiệu quả nhất từ thành quả phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. |
CAO SƠN
顶: 6踩: 6227
评论专区