Niềm đam mê hội họa
Han van Meegeren sinh năm 1889 tại Hà Lan. Ông thích vẽ tranh từ nhỏ nhưng giấc mơ thành họa sĩ không được bố ủng hộ. Ông bị ngăn cấm phát triển năng khiếu hội họa và bị bố hướng sang ngành kiến trúc.
Một bức tranh nổi tiếng của van Meeregen khi làm họa sĩ hợp pháp. |
Không nản chí,ạisaobậcthầyvẽtranhgiảtrởthànhngườihùngcủangườidânHà7m ti so van Meegeren gặp Bartus Kortelling, một giáo viên và họa sĩ tại trường. Về sau, ông Kortelling trở thành thầy dạy cho van Meegeren. Ông Kortelling yêu thích các bức họa từ giai đoạn hoàng kim nhất của nghệ thuật Hà Lan (Golden Age) và đóng vai trò trong bồi đắp tình yêu hội họa thời kỳ này cho van Meegeren. Là một người đặc biệt hâm mộ họa sĩ Johannes Vermeer, ông Kortelling đã chỉ cho học trò cách Vermeer trộn màu – một bài học mà sau này sẽ có ảnh hưởng lớn tới cuộc đời của người họa sĩ tài năng.
Dù vậy, bố của van Meegeren vẫn không ấn tượng. Ông đã cho con trai đi học ở Delft để trở thành kiến trúc sư. Van Meegeren học giỏi ngành kiến trúc nhưng trái tim ông vẫn dành cho hội họa. Ông tiếp tục học vẽ tranh và không tham gia kỳ thi cuối cùng để trở thành kiến trúc sư. Thay vào đó, ông chuyển sang trường nghệ thuật ở The Hague năm 1913. Cùng năm đó, ông được trường ở Delft tặng huy chương vàng nhờ bức vẽ “The Study of the Interior of the Church of Saint Lawrence”.
Van Meegeren triển lãm bộ tranh đầu tiên năm 1917 và được giới phê bình đánh giá tốt. Tuy nhiên, dần dần, ông ít được chú ý hơn. Giới phê bình quan tâm hơn tới những họa sĩ có tầm nhìn xa như các họa sĩ lập thể, họa sĩ theo trường phái siêu thực. Họ nhận xét van Meegeren không có nhiều tiềm năng vì ông chỉ tập trung vào quá khứ. Tranh của ông bị nhận xét là vay mượn và chỉ đơn thuần là sao chép mà không có nhiều tài năng như các họa sĩ vĩ đại từng sống trước ông.
Năm 1945, van Meegeren tuyên bố: “Lo lắng và trầm cảm do tác phẩm bị coi thường, tôi đã quyết định vào một ngày định mệnh nào đó sẽ trả thù giới phê bình và chuyên gia nghệ thuật bằng cách làm điều gì đó mà thế giới chưa từng chứng kiến”.
Giả mạo tranh
Điều gì đó mà van Meegeren tuyên bố chính là giả mạo tranh một cách hoàn hảo. Van Meegereen sẽ chỉ cho cả thế giới thấy rằng ông cũng giỏi như các họa sĩ thời trước bằng cách vẽ các bức họa, bán chúng như các bức tranh gốc và kiếm bộn tiền.
"The Supper at Emmaus" - bức tranh nổi tiếng nhất của Han van Meegeren vẽ nhái theo phong cách của Vermeer. |
Van Meegereen dễ dàng nhắm tới tranh của Vermeer. Ông đã có kiến thức cơ bản về Vermeer nhờ được thầy dậy từ trước. Vermeer là mục tiêu tốt vì ông mới chỉ vẽ 35 bức họa, bằng 1/10 so với số tác phẩm của những họa sĩ cùng thời. Điều đó có nghĩa là các sử gia nghệ thuật ngay lập tức tìm kiếm các bức tranh chưa được biết tới của Vermeer. Do nghĩ rằng Vermeer chắc hẳn sẽ có nhiều tranh hơn nên các sử gia nghệ thuật dễ tin rằng bức tranh họ nhìn thấy chính là một bức họa mới, cho dù đó là tác phẩm giả mạo.
Van Meegeren là một người giả mạo tranh cẩn thận. Ông nghiên cứu kỹ lưỡng Vermeer và các tác phẩm. Ông mua tranh sơn dầu thật thời thế kỷ 17 và dùng công thức gốc để pha màu riêng. Vấn đề lớn nhất là cố làm cho bức tranh trông như đã 300 tuổi. Sơn dầu mất cả hàng chục năm để khô hoàn toàn, điều đó có nghĩa là tranh mới sẽ bị phát hiện ra ngay khi có ai sờ vào.
Do đó, van Meegeren buộc phải thử nghiệm công thức sơn gốc và làm khô tranh trong một cái lò. Đa số bức tranh đều bị cháy hoặc tan chảy nhưng ông phát hiện ra dùng phenol formaldehyde trên bức tranh hoàn chỉnh sẽ làm cho nước sơn cứng lại. Khi sấy khô tranh trong lò xong, ông sẽ cuộn tròn tranh để bức tranh có thêm nhiều vết rạn, khiến chúng trông thật hơn.
Khi quy trình tạo ra các bức tranh trông có vẻ cũ xong xuôi, van Meegereen lại gặp một trở ngại nữa: nội dung tranh. Lúc đầu, ông vẽ các bức tranh rất giống những bức Vermeer từng vẽ, nhưng ông phát hiện ra rằng các chuyên gia thường soi rất gần tranh và phát hiện ra những khác biệt nhỏ nhất giữa tranh thật và tranh giả. Cuối cùng, ông quyết định đánh cược và vẽ một cái gì đó hoàn toàn khác với những gì mà Vermeer từng vẽ, nhưng vẽ theo phong cách của Vermeer.
Kết quả ngoài mong đợi. Hàng triệu đô la chảy thẳng vào túi van Meegeren. Bức tranh “Christ at Emmaus” nổi tiếng của ông đã giúp ông xâm nhập vào thị trường. Bức tranh này lớn hơn các bức tranh mà Vermeer từng vẽ và có chủ đề tôn giáo – một chủ đề cũng khác biệt. Tuy nhiên, các sử gia nghệ thuật từng đồn đoán rằng Vermeer cũng từng vẽ một cái gì đó như bức “Christ at Emmaus” và họ tin rằng đó chính là tranh của Vermeer.
Van Meegeren thậm chí còn lừa được cả Abraham Bredius, một sử gia nghệ thuật nổi tiếng trong xác thực các bức tranh mới của Vermeer. Sử gia này viết một bài về bức “Christ at Emmaus: “Đó là một khoảnh khắc tuyệt vời trong đời một người yêu nghệ thuật khi anh ta thấy mình đột nhiên đứng trước một bức tranh tới nay chưa từng được biết tới của một bậc thầy vĩ đại, bức tranh chưa từng được chạm vào trên vải bạt gốc, chưa từng được phục chế, giống như nó vừa được vẽ trong xưởng vẽ của họa sĩ. Bức tranh tuyệt làm sao…”.
Van Meegeren tiếp tục vẽ tranh với chủ đề tôn giáo và chúng tiếp tục được những người yêu nghệ thuật mua. Tới thời điểm ông bị phát hiện, ông đã kiếm được 30 triệu USD nhờ tranh giả (tương đương 400 triệu USD ngày nay). Không may thay, thành công khó tin của ông đã chấm dứt sau một vụ trao đổi tranh.
Cái kết của bậc thầy giả mạo
Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Hermann Goerring, nhân vật số 2 ở Đức Quốc xã, đã trao đổi 137 bức tranh để lấy bức tranh giả của van Meegeren tên là “Christ with the Women Taking in Adultery”. Không may cho van Meegeren, Georring lưu giữ giấy tờ cẩn thận về các vụ giao dịch tranh. Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, tên của van Meegeren được tìm thấy trong giấy tờ giao dịch tranh Vermeer và ông bị bắt năm 1954 vì “cấu kết với kẻ thù”.
Han van Meegeren tại phiên tòa. |
Cáo buộc này có thể mang lại án tử và vì thế van Meegeren buộc phải công khai mình là một người giả mạo tranh. Ông tuyên bố mình là người vẽ bức tranh của Vermeer mà Goerring đã mua, đồng thời khẳng định mình là tác giả của 5 bức tranh khác theo phong cách Vermeer và hai bức theo phong cách Pieter de Hooghs. Tất cả các bức tranh này đều được “phát hiện” năm 1937.
Phòng xử án choáng váng trước lời khai của van Meegeren và đã yêu cầu ông vẽ một bức tranh giả ngay trước mặt họ để chứng minh. Khi ông hoàn thành bức tranh, cáo buộc chống lại ông được chuyển thành tội giả mạo tranh và ông chỉ bị kết án tù một năm, mức tù tối thiểu dành cho tội danh giả mạo tranh.
Thay vì giận dữ với van Meegeren, dư luận Hà Lan phần lớn ca ngợi ông là anh hùng. Trong phiên xét xử, ông khẳng định bản thân là một người yêu nước và ông đã có công lấy về 137 bức tranh bị Goerring tịch thu bất hợp pháp bằng cách lừa Goerring nghĩ rằng hắn đang mua tranh Vermeer thật. Ông nói: “Làm sao một người có thể chứng minh lòng yêu nước, tình yêu với Hà Lan hơn tôi đã làm bằng cách lừa một kẻ thù lớn của người dân Hà Lan?”
Van Meegeren không phải ở tù một năm. Ông chết vì đau tim hai tháng sau phiên xét xử kéo dài 2 năm. Cho tới lúc cuối, ông tin rằng khi mình chết, tên tuổi mình sẽ sớm bị lãng quên và các bức tranh mình vẽ cuối cùng cũng sẽ được coi là tranh Vermeer thật.
Theo Baotintuc